Khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định

Last updated on Tháng Tám 1st, 2023 at 01:05 sáng

Khi thực hiện quá trình đăng ký kinh doanh, một trong những vấn đề được chủ doanh nghiệp quan tâm hàng đầu đó là đăng ký vốn điều lệ và vốn pháp định? Vậy sự khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định là gì.

Những quy định về vốn đăng ký kinh doanh

Khái niệm về vốn đăng ký kinh doanh

Vốn đăng ký kinh doanh, hay vốn điều lệ, theo quy định tại khoản 34, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.

khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định 1

Vốn đăng ký kinh doanh là mức vốn mà các thành viên trong công ty cam kết góp

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, vốn đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập công ty là mức vốn mà các thành viên, cổ đông trong công ty cam kết góp và được ghi trong điều lệ công ty.

Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định số vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập doanh nghiệp. Tùy vào khả năng kinh tế của các thành viên để quyết định mức vốn cụ thể. Tuy nhiên, đối với một số ngành, nghề đặc thù để đủ điều kiện kinh doanh, thì bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ ở mức giới hạn nhất định.

Vốn đăng ký kinh doanh sẽ xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần công ty. Qua đó làm cơ sở phân chia quyền, lợi ích, nghĩa vụ giữa các thành viên.

Các quy định của Luật doanh nghiệp về vốn đăng ký kinh doanh

Quy định về tài sản dùng để góp vốn kinh doanh, tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020, bao gồm:

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng hợp pháp tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn

Về thời hạn góp vốn đăng ký kinh doanh là 90 ngày, tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn mà chưa góp đủ số vốn đã đăng ký, doanh nghiệp cần phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để điều chỉnh lại số vốn thực tế đã góp. Nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Quy định về một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn đăng ký kinh doanh tối thiểu.

Vốn đăng ký kinh doanh quyết định đến thuế môn bài của công ty hàng năm, cụ thể được chia thành hai mức:

Mức 1: Doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài phải đóng là 3 triệu đồng /1 năm

Mức 2: Doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức thuế môn bài phải đóng là 2 triệu đồng/1 năm

Vốn pháp định và những quy định về vốn pháp định

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để công ty thành lập theo quy định của pháp luật và do Cơ quan có thẩm quyền ấn định.

khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định 2

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty theo quy định

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000), mức vốn pháp định không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư.

Quy định về vốn pháp định

Tùy theo từng ngành nghề, vốn pháp định sẽ khác nhau, khách hàng có thể tham khảo mức vốn pháp định của một số ngành nghề phổ biến.

– Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng

– Doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán: 10 – 165 tỷ đồng

– Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng

– Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng

– Doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 – 1300 tỷ đồng

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng

– Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: từ 10 tỷ đồng trở lên

– Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: 80.000 SDR

Khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định

khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định 3

Khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định ở mức vốn, thời hạn góp vốn

Vốn đăng ký và vốn pháp định là 2 khái niệm thường xuyên gây nhầm lẫn. Kế Toán Minh Minh xin được chia sẻ tới khách hàng những thông tin chi tiết về sự khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định, cũng như các quy định liên quan đến 2 loại vốn này trong doanh nghiệp.

Điểm giống nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định

Vốn đăng ký kinh doanh và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư góp vào doanh nghiệp, làm vốn sản xuất kinh doanh.

Khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định

+ Cơ sở xác định vốn

Khi thành lập công ty phải đăng ký vốn điều lệ và số vốn có thể tăng/giảm trong quá trình đơn vị hoạt động.

Vốn pháp định xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể, mà không phụ thuộc vào loại hình công ty. Đối với công ty thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định, bắt buột phải có số vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

+ Khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định về mức vốn góp

Pháp luật không quy định mức vốn đăng ký kinh doanh tối thiểu hay tối đa.

Mức vốn pháp định cố định cho từng ngành nghề kinh doanh. Ví dụ, vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh bất động sản là 6 tỷ đồng.

+ Khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định về thời hạn góp vốn

Góp vốn đăng ký kinh doanh đủ từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

Góp vốn pháp định phải được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký

Tóm lại, nhà đầu tư cần phân biệt khác nhau giữa vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Khi đến với dịch vụ Kế Toán Minh Minh, khách hàng được hỗ trợ, tư vấn chi tiết về thủ tục thành lập công ty, bao gồm cả việc tư vấn, xác định vốn pháp định, vốn đăng ký kinh doanh đúng quy định hiện hành, mà không cần lo lắng về bất cứ vấn đề gì.

Xem thêm:

KẾ TOÁN MINH MINH

Trụ sở chính: B7B, khu phố 4, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Hotlines: 0916.53.59.56 – 0973.53.59.56 (Mr Việt)

Email: tuvanminh@gmail.com

Website: https://dichvugiayphepkinhdoanh.com.vn/