Sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn đăng ký kinh doanh

Không phân biệt được sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn đăng ký kinh doanh có thể gây nhầm lẫn, sai sót khi hoàn thiện hồ sơ đăng kí kinh doanh cũng như giải quyết các vấn đề pháp lí để thành lập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu được bản chất của vốn pháp định và vốn điều lệ, từ đó phân biệt được sự khác nhau của 2 loại vốn này.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu cần có để thành lập doanh nghiệp. Theo đó, một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động và hợp thức hóa về mặt pháp lí cần phải có vốn pháp định đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề kinh doanh đề ra. Theo Luật doanh nghiệp 2005, giấy xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp trước giấy phép hoạt động của doanh nghiệp đó.

sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn đăng ký kinh doanh 1

Vốn pháp định được coi là số vốn điều kiện để thành lập doanh nghiệp

Vốn pháp định sẽ được quy định khác nhau theo từng ngành nghề kinh doanh mà không áp dụng theo loại hình của doanh nghiệp, điều này được thể hiện rõ trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Ví dụ: Vốn pháp định cần có để thành lập một doanh nghiệp hoạt động về kinh doanh dịch vụ hàng không là 30 tỷ, với ngành nghề bất động sản là 10 tỷ.

Nguồn vốn pháp định được đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt sau khi thành lập, đồng thời hạn chế tối đa được những rủi ro trong quá trình vận hành, phát triển của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ được quy định rõ trong khoản 32, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Đó là tổng giá trị tài sản mà chủ công ty và các thành viên sáng lập đã đóng góp hoặc cam kết góp tại thời điểm đăng kí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Vốn điều lệ cũng được tính qua tổng giá trị cổ phần đã bán hoặc đăng kí mua tại thời điểm thành lập công ty cổ phần.

sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn đăng ký kinh doanh 2

Vốn điều lệ là tổng tài sản của chủ và các thành viên sáng lập đóng góp

Khác với vốn pháp định, vốn điều lệ sẽ không có quy định về mức tối đa, tối thiểu. Tuy nhiên, khi đăng kí kinh doanh, các doanh nghiệp cần cân nhắc để đưa ra số vốn điều lệ phù hợp. Bởi, nếu số vốn điều lệ thấp sẽ không thể hiện được tiềm lực của công ty, ngược lại nếu vốn điều lệ quá cao mà không có những phương án phát triển cụ thể sẽ gây khó khăn trong việc quản lí tài chính và thực hiện sổ sách kế toán.

Trong quá trình hoạt động thực tế, vốn điều lệ có thể thay đổi. Khi doanh nghiệp muốn thay đổi vốn điều lệ ban đầu thì cần hoàn tất hồ sơ thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp với các cơ quan có thẩm quyền.

Sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn đăng ký kinh doanh

Về mặt hình thức, vốn pháp định và vốn điều lệ đều là số vốn mà các doanh nghiệp bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, về bản chất hai nguồn vốn này lại có sự khác nhau cơ bản, cần phân biệt ràng để tránh những nhầm lẫn trong quá trình đăng kí và hoạt động kinh doanh.

sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn đăng ký kinh doanh 3

Sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn đăng ký kinh doanh

– Thứ nhất, về cơ sở xác định: Vốn pháp định được quy định dựa trên ngành nghề kinh doanh mà không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Ngược lại, vốn điều lệ sẽ dựa vào loại hình kinh doanh: trách nghiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần để xác định tổng giá trị tài sản hoặc tổng giá trị cổ phần. Trong quá trình hoạt động, tùy vào tình hình kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể thay đổi vốn điều lệ ban đầu (có thể tăng hoặc giảm).

– Thứ hai, về mức vốn quy định: Vốn pháp định có yêu cầu cụ thể về mức vốn tối thiểu đối với từng ngành nghề kinh doanh. Vốn điều lệ không quy định về mức vốn tối đa, tối thiểu khi thành lập công ty.

– Thứ ba: Vốn pháp định phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định của các ngành, nghề kinh doanh và phải đủ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn điều lệ thì cần cao hơn mức vốn pháp định, mức chênh lệch sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh.

– Thứ tư, về thời gian góp vốn: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, vốn pháp định có thể thực hiện đóng góp trong khoảng thời gian quy định là 90 ngày, kể từ ngày đăg kí kinh doanh. Trong khi đó, vốn điều lệ sẽ bắt buộc phải đóng kể từ ngày đầu, khi thực hiện hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.

Bài viết đã chỉ ra sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn đăng ký kinh doanh. Nếu có ý định thành lập doanh nghiệp, các bạn hãy tham khảo bài viết để có thêm những thông tin hữu ích nhé. Trong quá trình xây dựng kế hoạch và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, các bạn có thể liên hệ với Kế toán Minh Minh để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình, chuyên nghiệp nhất.

Xem thêm:

KẾ TOÁN MINH MINH

Trụ sở chính: B7B, khu phố 4, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Hotlines: 0916.53.59.56 – 0973.53.59.56 (Mr Việt)

Email: tuvanminh@gmail.com

Website: https://dichvugiayphepkinhdoanh.com.vn/