Cách chọn mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh

Nắm được cách chọn mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh sẽ giúp cho việc hoàn thiện giấy tờ, thủ tục thành lập doanh nghiệp được dễ dàng, hợp lệ. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách nắm được quy định mã ngành nghề kinh doanh mới nhất để có thể chọn được mã ngành nghề chính xác trên giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Hệ thống mã ngành nghề kinh doanh

Mã ngành nghề kinh doanh là những kí tự đã được mã hóa, quy ước để định danh cụ thể cho từng đối tượng ngành, nghề kinh doanh giúp cho việc đăng kí giấy phép thành lập của doanh nghiệp và quản lí của nhà nước được rõ ràng, chính xác.

cách chọn mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh 1

Hệ thống mã ngành nghề kinh doanh theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg

Hệ thống mã ngành nghề kinh doanh được quy định rõ ràng tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Theo đó, mã ngành nghề kinh doanh được phân thành 5 cấp, dựa trên ngành nghề kinh doanh. Cụ thể:

–  Mã ngành cấp 1 trong hệ thống mã ngành nghề kinh doanh bao gồm 21 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng kí tự từ A – U.

– Mã ngành cấp 2 được mã hóa cho 88 ngành, có hai chữ số dựa trên mã ngành cấp 1 tương ứng

– Mã ngành cấp 3: gồm 242 ngành, được quy định mã ngành bằng 3 số, dựa theo mã ngành cấp 2 tương ứng.

– Mã ngành cấp 4: gồm 486 mã ngành, có 4 số dựa trên mã ngành cấp 3 tương ứng.

– Mã ngành cấp 5:  gồm 734 ngành, được mã hóa bằng 5 số dựa trên mã ngành cấp 4 tương ứng.

Thông qua những quy định về mã ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp có thể dựa trên ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình để xác định mã ngành một cách chính xác.

Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Ghi đúng mã ngành nghề kinh doanh được quy định: Đối với những ngành nghề nằm trong hệ thống mã ngành nghề kinh doanh được quy định trong văn bản pháp luật (quyết định 27/2018/QĐ-TTg), khi làm giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ cần ghi theo mã ngành đã được quy định cho định cho ngành nghề mà doanh nghiệp mình đăng kí doanh.

cách chọn mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh 2

Cần nắm được những quy định về mã ngành nghề kinh doanh

– Giải trình bằng công văn với nơi đăng kí kinh doanh: trong trường hợp các ngành nghề muốn đăng kí kinh doanh không được quy định trong hệ thống mã ngành nghề kinh doanh và các văn bản hiện hành khác. Trong văn bản giải trình cần làm rõ được đối tượng kinh doanh cũng như thực tiễn tồn tại trong ngành nghề kinh doanh đó. Từ những thông tin nhận được, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ xét duyệt và gửi đề xuất đến Tổng cục thống kê – Bộ KH&ĐT để bổ sung ngành nghề kinh doanh.

– Đăng kí kinh doanh bình thường: đối với ngành không được quy định trong hệ thống mã ngành nghề kinh doanh nhưng được quy định trong văn bản khác. Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp chỉ cần ghi chi tiết ngành nghề theo quy định trong văn bản đó.

– Không được phép kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ bị cấm như: ma túy, động vật hoang dã, quý hiếm, thuốc nổ, đòi nợ, dịch vụ mại dâm,…

Cách chọn mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh

Để tránh những sai sót trong quá trình hoàn thiện thông tin mã ngành nghề kinh doanh khiến hồ sơ doanh nghiệp bị trả về, các bạn cần chú ý những điểm sau:

cách chọn mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh 3

Cách chọn mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh

Đăng kí mã ngành nghề kinh doanh theo mã ngành nghề cấp 4: Theo quy định của pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh, các ngành nghề được phân ra thành 5 cấp: 1,2,3,4,5, những cấp này cũng tương ứng với số kí tự (chữ cái, số) trong mã ngành đó. Nguyên tắc khi chọn mã ngành nghề là đăng kí theo mã ngành nghề cấp 4. Những cấp 1,2,3 thường là tên các ngành chung, rộng và chưa được phân hóa cụ thể nên không thể chỉ ra chính xác ngành nghề kinh doanh mà bạn muốn đăng kí.

Diễn giải chi tiết ngành nghề kinh doanh: Thông thường, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thường kinh doanh về một hoặc một số hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, tên của ngành nghề kinh doanh cũng cần được viết một cách chi tiết. Sau khi đã đăng kí mã ngành nghề cấp 4, các bạn cần diễn giải chi tiết về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình theo mã ngành cấp 5.

Đảm bảo tính chính xác: Có không ít trường hợp hồ sơ doanh nghiệp bị trả về do viết sai thông tin mã ngành. Trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg có quy định rõ ràng về tên và mã số định danh cho từng ngành nghề kinh doanh. Do đó, việc quan trọng nhất khi làm giấy phép đăng kí kinh doanh là phải xác định chính xác mã số nghề nghiệp tương ứng với nghề nghiệp mà doanh nghiệp mình muốn được cấp phép kinh doanh.

Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh muốn đăng kí không được quy định trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg, các bạn cần lấy thông tin từ những văn bản chính quy được quy định và ban hành bởi cơ quan có thẩm quyển.

Cách chọn mã ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh không khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, chi tiết. Nếu gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp, quý khách hãy đến với Kế toán Minh Minh – đơn vị uy tín, chất lượng trong lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Xem thêm:

KẾ TOÁN MINH MINH

Trụ sở chính: B7B, khu phố 4, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Hotlines: 0916.53.59.56 – 0973.53.59.56 (Mr Việt)

Email: tuvanminh@gmail.com

Website: https://dichvugiayphepkinhdoanh.com.vn/