Kinh doanh quán ăn là một loại hình kinh doanh phổ biến và quen thuộc của nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều cá nhân và tổ chức vẫn còn thắc mắc mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không? Hồ sơ và thủ tục cần thiết gồm những gì? Cùng kế toán Minh Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không?

Mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không? Hồ sơ và thủ tục cần thiết để kinh doanh quán ăn gồm những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không?

Mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không?

Mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không? Đây dường như là băn khoăn của nhiều chủ cửa hàng. Theo như quy định, bất cứ việc kinh doanh nào cũng cần phải có giấy phép, do đó khi các chủ kinh quan quán ăn cũng cần phải có giấy phép kinh doanh.

Để kinh doanh một quán ăn, các dịch vụ ăn uống hợp pháp. Các chủ cơ sở cần chuẩn bị một số giấy phép và thủ tục pháp lý quan trọng như:

Giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho quán ăn
Văn bản cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh môi trường (nếu cần)
Các văn bản cấp phép khác (nếu cần)
Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu: Đối với trường hợp quán ăn có kinh doanh rượu bia, đồ uống có cồn
Giấy phép kinh doanh buôn bán thuốc lá: Nếu quán ăn muốn kinh doanh thuốc lá.

Đăng ký hộ cá thể mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không?

Chủ hộ kinh doanh cá thể khi mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không? Dù hộ kinh doanh nhỏ lẻ khi mở quán ăn cũng cần phải có giấy phép. Để bắt đầu hoạt động kinh doanh quán ăn, chủ quán cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đề nghị cấp văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo quy định, để bắt đầu hoạt động kinh doanh, bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép. Bạn có thể chọn đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Nếu bạn kinh doanh quán ăn nhỏ, hình thức hộ kinh doanh cá thể sẽ hiệu quả và thuận lợi hơn so với đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán ăn gồm những gì?

Chuẩn bị tài liệu lập hồ sơ đề nghị cấp văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh quán ăn HKD cá thể gồm có:

Văn bản đề nghị đăng ký HKD cá thể kinh doanh quán ăn.

Văn bản liệt kê danh sách các thành viên cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh quán ăn.

Tài liệu, giấy tờ minh chứng quyền sở hữu dụng đất, địa điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, mặt bằng hoạt động.

Bản sao chứng thực hợp lệ giấy tờ pháp lý minh chứng cá nhân như thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của chủ HKD và các thành viên cùng tham gia góp vốn HKD.

Bản sao hợp lệ biên bản cuộc họp thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi một nhóm cá nhân cùng góp vốn.

Thủ tục thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể:

Hộ kinh doanh mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không? Chủ HKD cá thể hoặc người đại diện nộp hộ hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan chức năng đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh quán ăn.

Đối với hồ sơ đúng quy định, đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và đưa Giấy biên nhận cho người nộp.

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, giải quyết hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan chức năng nhận được hồ sơ hợp quy định. Sau thời gian trên, cơ quan chức năng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập HKD nếu:

Ngành nghề hoạt động kinh doanh đăng ký không nằm trong danh sách ngành nghề bị cấm kinh doanh.

Tên HKD dự kiến sẽ sử dụng để đăng ký cho HKD phù hợp với quy định

Hoàn thành lệ phí đăng ký theo quy định

Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quan chức năng tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo đến HKD về yêu cầu chỉnh sửa, thay thế, bổ sung hồ sơ bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 2: Xin cấp văn bản chứng nhận quán ăn đáp ứng đầy đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi kinh doanh thực phẩm ngoài thắc mắc muốn mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không thì vấn đề về an toàn thực phẩm cũng được các chủ cơ sở quan tâm. Do đó, khi kinh doanh quán ăn, chủ quán cần tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, quán ăn phải được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Kinh doanh quán ăn cần đáp ứng đầy đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm cho quán ăn gồm có:

Văn bản đề nghị cấp phép theo mẫu được quy định về việc cấp giấy chứng nhận quán ăn đã hoàn thành đủ yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm.

Văn bản trình bày cơ sở kinh doanh đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về chuẩn bị cơ sở vật chất của quán ăn.

Văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ cá thể hoặc loại hình doanh nghiệp. Trong đó, nội dung phải bao gồm đăng ký ngành nghề kinh doanh là quán ăn.

Chủ quán ăn và đầu bếp trực tiếp thực hiện chế biến món ăn, kinh doanh quán ăn phải tham gia tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng đã tham gia và hoàn thành huấn luyện.

Chủ quán ăn và đầu bếp trực tiếp thực hiện chế biến món ăn, kinh doanh quán ăn phải đảm bảo điều kiện sức khỏe để kinh doanh

Trình tự cấp giấy phép đáp ứng đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn

Nộp hồ sơ tại bộ phận an toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW, Chi cục quản lý về an toàn thực phẩm hoặc cơ sở y tế cấp quận, huyện nơi quán ăn thực hiện hoạt động kinh doanh.

Thời gian xem xét và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan chức năng nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định thực tế tại quán ăn. Nếu kết quả kiểm tra quán ăn đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Nếu quán ăn bị từ chối cấp chứng nhận, thì cơ quan chức năng phải trả lời cho quán ăn bằng văn bản.

Vậy là kế toán Minh Minh đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến thủ tục mở quán ăn. Trả lời cho câu hỏi “mở quán ăn cần giấy phép kinh doanh không?” của nhiều tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh quán ăn. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn.

Xem thêm: Hồ sơ giấy phép kinh doanh nhà hàng gồm những gì?