Last updated on Tháng Năm 23rd, 2024 at 11:06 chiều
Các bác sĩ làm việc tại các bệnh viện vẫn có thể tự mở phòng khám riêng. Tuy nhiên, để được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân, họ phải đáp ứng những yêu cầu rất nghiêm ngặt.
>> Xem thêm: PHÒNG KHÁM BÁC SỸ CẦN NHỮNG GIẤY PHÉP NÀO HỒ SƠ THỦ TỤC RA SAO?
1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân được hoạt động
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, phòng khám tư nhân có thể hoạt động dưới hai hình thức:
- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa.
Dựa trên Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, các cơ sở khám, chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện sau để hoạt động:
- Có Giấy phép đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh);
- Có Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh (giấy phép con).
Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh gồm:
- Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Có đủ nhân sự hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 36 tháng kinh nghiệm trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở kinh doanh có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở Y tế nơi cơ sở khám chữa bệnh hoạt động.
- Nếu nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.
- Nếu nộp qua bưu điện: Trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Đối với hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh trong vòng 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Đối với hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Việc thực hiện thủ tục mở phòng khám tư nhân không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài liệu. Nếu không tự thực hiện, các cơ sở y tế có thể ủy quyền cho các đơn vị chuyên môn để thuận tiện hơn trong việc xin Giấy phép hoạt động phòng khám.