Công ty kinh doanh vận tải đường thủy cần những điều kiện gì? Hồ sơ ra sao? Thủ tục thế nào?

Last updated on Tháng Mười Một 16th, 2022 at 09:10 sáng

Để có được giấy phép vận tải đường thủy cần điều kiện gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt những ai đang có dự định chọn kinh doanh vận tải bằng đường thủy. Bởi lĩnh vực này vô cùng tiềm năng nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng nhu cầu vận chuyển hàng rất lớn. Đó là lý do mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh vận tải đường thuỷ.

  1. Kinh doanh vận tải đường thuỷ là gì?

giay-phep-van-tai-duong-thuy (3)

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để kinh doanh vận tải đường thuỷ

Vận tải đường thuỷ là các hoạt động giao thông được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 3 của Luật giao thông đường thuỷ nội địa là “hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa”.

Kinh doanh vận tải đường thuỷ được hiểu là các hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách có thu cước phí được thỏa thuận bởi người kinh doanh và người thuê vận tải. Giấy phép vận tải đường thủy hiện nay được cấp dựa trên các hình thức kinh doanh sau: vận tải hàng hoá; vận chuyển hành khách ngang sông; vận chuyển hành khách dọc sông; vận tải theo hợp đồng chuyến; vận tải theo tuyến cố định.

  1. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thuỷ

giấy phép vận tải đường thủy-2

Chủ doanh nghiệp cần nắm rõ điều kiện kinh doanh vận tải đường thuỷ

Để kinh doanh vận tải đường thuỷ hợp pháp, chủ doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể như:

  1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thuỷ nội địa và giấy phép vận tải đường thủy.
  2. Phương tiện đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định; đồng thời phải phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
  3. Các thuyền viên phải đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe của Bộ Y tế và có chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
  4. Thuyền viên và nhân viên có hợp đồng lao động bằng văn bản với công ty kinh doanh vận tải (trừ trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
  5. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ doanh nghiệp đối với hành khách và người thứ ba.
  6. Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép vận tải đường thuỷ để kinh doanh

3. Hồ sơ giấy phép vận tải đường thuỷ

Giấy đăng ký kinh doanh

Đây là giấy phép bắt buộc phải có đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Để kinh doanh vận tải đường thuỷ, đầu tiên cá nhân/tổ chức cần đăng ký thành lập một trong các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Giấy phép này do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố phê duyệt. Trong nội dung đăng ký kinh doanh cần có vận tải đường thủy.

Giấy phép do Sở giao thông vận tải cấp 

Vì là ngành nghề đặc thù nên bên cạnh giấy phép kinh doanh nêu trên, doanh nghiệp còn phải có giấy kinh doanh do Sở Giao thông vận tải tỉnh hoặc thành phố phê duyệt. Điều kiện để có được giấy phép vận tải đường thủy này được nêu rõ ràng và cụ thể ở trên. Tuỳ vào từng hình thức kinh doanh mà có thể phát sinh thêm một số hồ sơ cần thiết. 

4. Thủ tục xin giấy phép vận tải đường thuỷ 

giay-phep-van-tai-duong-thuy (2)

Để kinh doanh vận tải đường thủy cần có nhiều giấy phép

Thủ tục để trở thành đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh 

Cá nhân/tổ chức cần chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp với nội dung bao gồm: tên doanh nghiệp muốn thành lập, mã số doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và địa chỉ trụ sở chính. Bên cạnh đó, cá nhân/tổ chức còn phải cung cấp các thông tin liên quan đến chủ doanh nghiệp như họ và tên, quốc tịch, địa chỉ thường trú, căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp.

Riêng đối với điều lệ công ty thì đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ không yêu cầu. Tuy nhiên, chủ kinh doanh cũng phải đưa ra danh sách thành viên của doanh nghiệp đối với mô hình công ty TNHH (2 thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần). Đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải đường thuỷ, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị được hồ sơ kinh doanh gửi đến Sở giao thông vận tải trong đó bao gồm giấy phép vận tải đường thủy, cùng một số loại giấy tờ có thể phát sinh tuỳ theo yêu cầu.

giấy phép vận tải đường thủy

Kinh doanh vận chuyển hành khách có thể yêu cầu hồ sơ phức tạp hơn

Bước 2: Nộp hồ sơ giấy phép vận tải đường thủy

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sau khi hoàn thiện sẽ được nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi mà bạn đặt trụ sở doanh nghiệp cũng như Sở giao thông vận tải. Chủ kinh doanh cũng có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông qua trang web Cổng thông tin quốc gia. Cơ quan đăng ký sẽ trả kết quả trong khoảng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần sửa đổi hoặc bổ sung sẽ được thông báo bằng văn bản cùng lý do nêu rõ.

Có thể thấy hồ sơ thủ tục xin giấy phép vận tải đường thủy cũng như kinh doanh vận tải đường thuỷ khá phức tạp với những doanh nghiệp mới và nhỏ. Để chủ động và hoàn thiện thủ tục nhanh chóng, quý khách có thể tìm đến các đơn vị thứ ba uy tín. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm thủ tục hành chính, giấy phép kinh doanh, Kế Toán Minh Minh luôn mang đến sự chuyên nghiệp, tận tình, nhanh chóng cho các khách hàng của mình. 

Quý khách hàng có thể truy cập website  dichvugiayphepkinhdoanh.com.vn để tìm hiểu chi tiết hơn về giấy phép vận tải đường thủy hoặc liên hệ hotline nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về vấn đề này.

Xem thêm: Công ty Vàng Bạc Đá quý cần những giấy phép gì? Điều kiện kinh doanh ra sao?