Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Kế Toán Trong Cơ Quan Nhà Nước

Last updated on Tháng Năm 7th, 2024 at 11:51 chiều

Kế toán luôn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong mọi tổ chức, doanh nghiệp từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này rất lớn. Kế toán Nhà nước thu hút sự quan tâm của nhiều người trong mỗi kỳ tuyển sinh, được xem là một lựa chọn hấp dẫn với chương trình đào tạo chất lượng và cơ hội việc làm đa dạng. Điều này đặt ra câu hỏi về trách nghiệm cũng nhiệm vụ của kế toán trong cơ quan nhà nước, cũng như các cơ hội việc làm phong phú trong lĩnh vực này. Hãy cùng Công ty TNHH Kế toán Minh Minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kế toán Ngân sách nhà nước là gì?

nhiệm vụ của kế toán trong cơ quan nhà nước

Kế toán Nhà nước là lĩnh vực giáo dục cung cấp kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản về kinh tế, tài chính, kế toán, thuế nhằm chuẩn bị cho sinh viên thực hiện các công việc như kế toán doanh nghiệp, kế toán tài chính, kế toán ngân sách xã, và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài chính của cơ quan Nhà nước.

Kế toán ngân sách Nhà nước là người chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin tài chính về việc sử dụng nguồn lực công cộng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác, bao gồm việc quản lý dự toán ngân sách, thu chi ngân sách, vay nợ và quản lý tài sản công.

2. Nhiệm vụ của kế toán trong cơ quan nhà nước

nhiệm vụ của kế toán trong cơ quan nhà nước
  • Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp, thu, chi NSNN, các khoản vay và trả nợ vay của NSNN, tài sản và hoạt động nghiệp vụ của KBNN, bao gồm các mục sau đây:
    • a) Dự toán chi NSNN;
    • b) Các khoản thu, chi NSNN các cấp;
    • c) Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
    • d) Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;
    • đ) Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);
    • e) Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;
    • g) Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;
    • h) Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN;
    • i) Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
    • k) Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN.
  • Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.
  • Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và các đơn vị liên quan theo quy định; đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.

3. Đối tượng chính của kế toán nhà nước

  • Quản lý tiền mặt và các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền;
  • Ghi nhận các khoản thu, chi NSNN theo từng cấp ngân sách và các quỹ tài chính của Nhà nước;
  • Theo dõi tình hình vay và trả nợ của NSNN;
  • Xử lý các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống ngân sách;
  • Quản lý tiền gửi từ đơn vị, tổ chức và cá nhân tại các cơ quan kế toán Nhà nước;
  • Cập nhật các số dư NSNN ở mỗi cấp;
  • Theo dõi dự toán và phân bổ kinh phí ở các cấp;
  • Ghi nhận các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
  • Quản lý các loại tài sản của Nhà nước tại các cơ quan kế toán Nhà nước.
nhiệm vụ của kế toán trong cơ quan nhà nước

4. Một số vị trí phù hợp với kế toán nhà nước

Sau khi hoàn thành chương trình học Kế toán Nhà nước, có nhiều vị trí mà người học có thể phát triển sự nghiệp, như: Kế toán viên; Chuyên viên quản lý giá và ngân sách; Chuyên viên quản lý tài chính trong các tổ chức công quyền và doanh nghiệp; Chuyên viên thanh tra tài chính – kế toán; Trợ lý kiểm toán cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước; Kế toán viên chính, kế toán trưởng, hoặc giám đốc tài chính; Nghiên cứu và giảng dạy tại các tổ chức giáo dục và đào tạo.

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này rất đa dạng và hấp dẫn, tuy nhiên để thành công, người học cần có kiến thức sâu cũng như chức năng của kế toán như kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, cùng những kỹ năng liên quan khác.

nhiệm vụ của kế toán trong cơ quan nhà nước

Trên đây là một số hướng dẫn về trách nhiệm của kế toán ngân sách quốc gia và các công việc liên quan đến quản lý ngân sách quốc gia. Để có thông tin chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo Thông tư 77/2017/TT-BTC. Hy vọng những hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc của mình.