Kinh doanh cơ sở in lịch đang là một ngành tiềm năng tại Việt Nam. Với nhu cầu sử dụng lịch ngày càng tăng của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, việc sở hữu một cơ sở in lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định. Vậy mở cơ sở in lịch cần giấy phép gì?

Mở cơ sở in lịch có cần giấy phép gì?

Mở cơ sở in lịch có cần giấy phép gì? Cần những giấy phép nào để kinh doanh in lịch? Quy định pháp luật về hoạt động ngành in ấn như thế nào? Cùng theo dõi nhé!

Mở cơ sở in lịch cần giấy phép gì?

Cơ hội khi kinh doanh in lịch tại Việt Nam

Mở cơ sở in lịch cần giấy phép gì, cơ hổi kinh doanh ngành in ấn ra sao? Lịch in không chỉ đơn thuần là một sản phẩm để xem ngày tháng, mà còn là một công cụ để quảng cáo hiệu quả.

Việc thiết kế những mẫu lịch độc đáo, sáng tạo mang đậm chất riêng sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và đối tác.

Vậy nên, việc mở một cơ sở in lịch làm quà tặng hay tung ra các ấn phẩm lịch là một cơ hội lớn, đem lại doanh thu ổn định cho những người đang muốn kinh doanh.

Tuy nhiên, để hoạt động và vận hành một cơ sở in lịch một cách hợp pháp là điều mà không ít người chủ không biết. Bạn hãy theo dõi chi tiết cơ sở in lịch cần giấy phép gì để biết hoạt động kinh doanh ngành in cần các thủ tục pháp lý ra sao nhé .

Quy định pháp luật đối với hoạt động in ấn

Trước khi tìm hiểu mở cơ sở in lịch cần giấy phép gì hãy cùng kế toán Minh Minh tìm hiểu về các quy định, điều kiện hoạt động ngành in ấn. Cụ thể hoạt động in ấn tại Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, trong đó nổi bật là Nghị định 60/2014/NĐ-CP và Nghị định 25/2018/NĐ-CP.

Các nghị định này quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục cấp phép, quản lý và giám sát hoạt động in ấn.

Quy định pháp luật về hoạt động ngành in ấn tại Việt Nam

Cụ thể, khi in lịch, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chung về nội dung in ấn, không được phát hành các ấn phẩm vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tác giả, hoặc có nội dung xấu, độc hại.

Đặc biệt, đối với lịch có nội dung liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử, cần phải tuân thủ các quy định riêng biệt để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Việc nắm vững và tuân thủ các điều luật không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hợp pháp mà còn tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có.

Mở cơ sở in lịch cần giấy phép gì?

Để mở cơ sở in lịch cần giấy phép gì, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau.

Giấy phép kinh doanh cơ sở in lịch llà giấy tờ quan trọng nhất, chứng nhận bạn được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn.

Khi đăng ký, bạn cần khai báo rõ ràng ngành nghề kinh doanh (in lịch), địa điểm kinh doanh, vốn điều lệ và các thông tin liên quan khác.

Ngoài ra, nếu cơ sở in lịch của bạn in các ấn phẩm liên quan đến các ngành đặc thù thì bạn cần phải xin cấp các loại giấy phép con, như: Giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép về phòng cháy chữa cháy.

Để đảm bảo cơ sở in lịch của bạn hoạt động an toàn, hiệu quả thì bạn cần phải có các loại giấy tờ liên quan khác gồm:

Giấy tờ liên quan đến máy móc và thiết bị hoạt động ngành in ấn: Hóa đơn mua bán (chứng minh nguồn gốc của máy móc, thiết bị in ấn) và giấy chứng nhận chất lượng (đảm bảo máy móc, thiết bị đạt tiêu chuẩn kỹ thuật)

Giấy tờ về nhân sự làm việc tại cơ sở in lịch của bạn. Hồ sơ nhân viên bao gồm hợp đồng lao động, giấy khám sức khỏe, các chứng chỉ liên quan đến nghề.

Giấy phép bản quyền in ấn: Nếu bạn in lịch có hình ảnh, nội dung có bản quyền, cần có giấy phép sử dụng hợp pháp.

Giấy phép môi trường để đảm bảo quá trình sản xuất không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Các quy định về giấy có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào từng địa phương. Vậy nên hãy đảm bảo bạn có sự tư vấn kỹ lương bởi các cơ quan, đơn vị uy tín như công ty kế toán Minh Minh.

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in ấn

Mở cơ sở in lịch cần giấy phép gì thì ngoài việc đăng ký giấy phép kinh doanh in ấn với các mã ngành in ấn từ 1811 – 18110. Thì cơ sở kinh doanh in ấn này cần phải có giấy phép hoạt động in. Để có thể xin cấp phép hoạt động cho cở sở in lịch, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh in ấn gồm những giấy tờ gì?

a)  Viết đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động ngành in

Mẫu đơn: Doanh nghiệp có thể tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in tại website của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tra cứu thông tin từ các nguồn chính thống.

Hướng dẫn điền thông tin:

Điền đầy đủ và chính xác các thông tin về doanh nghiệp, bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, email, website,…

Điền đầy đủ và chính xác các thông tin về chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Điền đầy đủ và chính xác các thông tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp.

Điền đầy đủ và chính xác các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Ký tên, đóng dấu xác nhận đầy đủ các thông tin trong đơn đề nghị.

b) Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ liên quan sau

Bản sao có chứng thực, công chứng của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bản sao có chứng thực, công chứng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bản sao có chứng thực, công chứng của giấy chứng nhận đầu tư.

Bản sao có chứng thực của giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Bản sao có chứng thực của quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập.

c) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở hành nghề in ấn

Nội dung sơ yếu lý lịch:

Họ và tên.

Ngày sinh.

Giới tính.

Quê quán.

Nơi thường trú hiện nay.

Thành phần gia đình.

Trình độ học vấn.

Quá trình công tác.

Lý lịch chính trị.

Ký tên, đóng dấu xác nhận đầy đủ các thông tin trong sơ yếu lý lịch.

d) Danh mục thiết bị in

Nội dung danh mục thiết bị in:

Tên thiết bị.

Số lượng.

Xuất xứ.

Năm sản xuất.

Tình trạng hoạt động.

Ghi chú.

e) Các giấy tờ khác (nếu có)

Giấy tờ chứng minh sự đồng ý của chủ sở hữu nhà xưởng, kho bãi (nếu thuê).

Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của máy móc, thiết bị (nếu nhập khẩu).

Giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên.

Sau khi chuẩn bị hoàn tất các giấy tờ kể trên, doanh nghiệp cần nộp tại cơ quan chức năng để được tiến hành thẩm định và cấp giấy phép cần thiết cho quá trình kinh doanh cơ sở in lịch.

Qua bài viết trên, kế toán Minh Minh đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến mở cơ sở in lịch cần giấy phép gì, nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.