Kinh doanh ngành SPA thì cần những điều kiện gì? Giấy phép ra sao? Hồ sơ cần những gì?

Last updated on Tháng Mười Một 16th, 2022 at 08:51 sáng

Ngành kinh doanh SPA ngày càng phổ biến. Ngày nay, không chỉ cả nữ mà cả nam giới có nơi chăm sóc, giữ gìn sắc đẹp, sức khỏe. Nhiều chủ cơ sở, doanh nghiệp quan tâm tới các mô hình kinh doanh SPA tuy nhiên không hiểu rõ về giấy phép kinh doanh SPA. Qua bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn các thủ tục kinh doanh SPA, giấy phép và hồ sơ xin cấp giấy phép.

1.Điều kiện để hoạt động kinh doanh SPA

Có nhiều điều kiện để hoạt động kinh doanh SPA 
Có nhiều điều kiện để hoạt động kinh doanh SPA

Để xin giấy phép kinh doanh SPA thì đầu tiên chủ cơ sở phải biết điều kiện để kinh doanh SPA là gì. Thì theo đó thì chủ cơ sở cần:

Hiểu và nhận định đúng mã ngành của hoạt động trong lĩnh vực SPA đó là các mã ngành:

– 96100: Bao gồm các hoạt động như massage thư giãn, các dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp, xông hơi giúp tăng cường sức khỏe. Nhưng lưu ý là mã ngành này không bao gồm các hoạt động tiểu phẫu, phẫu thuật. Điều này có nghĩa là những hoạt động được phép như massage, nặn mụn, xoa bóp, tắm trắng, tan mỡ bụng,.. nằm trong mã ngành còn các hoạt động động tới dao kéo như cắt mí, phẫu thuật thẩm mỹ,… không nằm trong danh mục cho phép.

– 9631 – 96310: Bao gồm các hoạt động, dịch vụ SPA như làm tóc, nail, makeup, gội đầu, uốn, nhuộm,.. những biện pháp chăm sóc đơn giản.

Như vậy mã ngành nghề để được cấp giấy phép kinh doanh SPA đã được quy định rõ. 

Điều kiện để hoạt động kinh doanh SPA không có massage xoa bóp, bấm nguyệt:

– Đối với SPA không hoạt động kinh doanh loại hình massage, xoa bóp, bấm nguyệt thì chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký mở SPA để nộp cho xã, huyện hoặc Sở kế hoạch đầu tư tùy theo mô hình kinh doanh.

Điều kiện để hoạt động kinh doanh SPA có massage xoa bóp, bấm nguyệt:

– Đối với SPA có hoạt động loại hình massage xoa bóp, bấm huyệt thì cần thêm giấy phép đảm bảo an ninh trật tự, tiêu chí về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, điều kiện nhân sự và chứng chỉ xoa bóp có liên quan.

– Cơ sở đặt SPA phải tách biệt hoàn toàn với nơi ăn ở, sinh hoạt của gia đình và phải là một địa điểm cố định có địa chỉ.

– Đảm bảo yếu tố ánh sáng đầy đủ, đáp ứng cho quá trình hoạt động bấm nguyệt, xoa bóp (nếu có).

– Ngoài ra ở mỗi phòng trị liệu, xoa bóp phải có đặt chuông khẩn cấp phục vụ cho quá trình cấp cứu.

– Đảm bảo có đầy đủ thiết bị sơ cứu, thuốc cấp cứu phục vụ cho bác sĩ, y tá trong các trường hợp khẩn cấp.

– Quy trình massage xoa bóp, bấm nguyệt phải có quy trình rõ ràng và được thể hiện trong bản in A4 được dán lên tường ở phòng xoa bóp, trị liệu.

– Đảm bảo nguồn nước sạch, khu vực vệ sinh, tắm rửa.

– Giường, công cụ phục vụ hoạt động massage xoa bóp, trị liệu phải được vệ sinh sạch sẽ, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho khách hàng.

2. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh SPA 

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh SPA gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh SPA gồm những gì?

 

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh SPA bao gồm những nội dung sau:

– Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể và giấy phép thành lập doanh nghiệp đối với các mô hình công ty. Trên các giấy tờ này phải thể hiện đầy đủ các thông tin về chủ doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, ngành nghề hoạt động, số vốn điều lệ và mã ngành kinh doanh SPA.

– Trong hồ sơ cần đính kèm 4 bản sao y công chứng CMND/CCCD và sổ hộ khẩu (nếu có). Lưu ý khi đi làm hồ sơ cầm theo bản gốc để đối chiếu.

– Trường hợp hộ kinh doanh hay công ty có sự góp vốn của nhiều cổ đông thì trên giấy phép cũng thể hiện rõ thông tin các cổ đông sáng lập, góp vốn, số tiền tương ứng.

– Bản sao có công chứng chứng chỉ hành nghề SPA( trên chứng chỉ có ghi rõ lĩnh vực, ngành nghề được hoạt động) và mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.

– Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh SPA hoặc các giấy tờ chứng minh sở hữu mặt bằng.

Ngoài ra đối với thủ tục xin giấy phép kinh doanh SPA có hoạt động massage xoa bóp, bấm nguyệt thì cần thêm những hồ sơ sau:

– Giấy phép đảm bảo an ninh trật tự theo đúng nghị định 96/2016/ NĐ-CP. Giấy phép này cũng được xem như cam kết của chủ cơ sở nhằm đảo bảo vận hành SPA theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp có bất kỳ sai phạm nào so với cam kết sẽ bị xử lý theo đúng quy định.

– Chứng chỉ về hành nghề xoa bóp và nhân sự: Theo đó đầu tiên cơ sở của bạn phải có 1 bác sĩ hoặc y sĩ đã có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực vật lý trị liệu, xoa bóp, phục hồi chức năng. Trường có có sử dụng thuốc đặc trị phải có bác sĩ kê đơn.

– Các nhân viên tham gia vận hành, phục vụ quá trình xoa bóp trị liệu, massage phải có chứng chỉ đào tạo nghề được cấp bởi các trung tâm đào tạo được pháp luật cho phép. 

– Các nhân viên khi làm việc phải tuân thủ các quy định về trang phục, biển tên và trong hồ sơ đăng ký nhân sự của công ty phải có đầy đủ thông tin liên quan.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh SPA

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh SPA khá phức tạp
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh SPA khá phức tạp

 

Để đăng ký giấy phép kinh doanh SPA thì sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo mục trên thì chủ cơ sở chỉ cần nộp hồ sơ vào đúng địa chỉ tiếp nhận. Theo đó:

– Nếu hồ sơ xin giấy phép hoạt động hộ kinh doanh cá thể thì nộp hồ sơ đến phòng kế hoạch tài chính của UBND cấp quận/huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh.

– Đối với hồ sơ xin thành lập hoạt động công ty thì mang tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt cơ sở kinh doanh.

– Phí xin cấp giấy phép hoạt động SPA là 200.000 đồng và chủ cơ sở chỉ cần chờ tử 3-5 ngày để được cấp giấy phép. Trường hợp không được cấp thì sẽ có văn bản trả lời nguyên nhân và hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Sau khi có giấy phép là chủ cơ sở có thể hoạt động như một cơ sở kinh doanh SPA theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin về việc xin cấp giấy phép kinh doanh SPA, hồ sơ và thủ tục theo quy định của pháp luật. Nếu quý khách cần tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với Kế Toán Minh Minh.

Xem thêm: Kinh doanh ngành Massage cần những giấy phép gì? Hồ sơ ra sao? Cần những điều kiện gì?