Vốn đăng ký kinh doanh với vốn pháp định khách nhau ra sao?

Last updated on Tháng Mười Hai 13th, 2022 at 10:50 sáng

Hiện nay, dù rất nhiều cá nhân/tổ chức có ý định thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết các quy định cũng như phân biệt được vốn kinh doanh với vốn pháp định. Cùng tìm hiểu cụ thể các khái niệm này, quý khách sẽ chủ động hơn trong việc chuẩn bị để sở hữu được một doanh nghiệp phù hợp.

Phân biệt vốn kinh doanh với vốn pháp định

vốn kinh doanh với vốn pháp định
Vốn kinh doanh với vốn pháp định khác nhau như thế nào?

Để hiểu phân biệt vốn kinh doanh với vốn pháp định, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể:

1.1. Vốn pháp định là gì?

vốn kinh doanh với vốn pháp định 3
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có theo quy định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có theo quy định. Vốn pháp định do cơ quan có thẩm quyền ấn định và vốn pháp định của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định được ấn định cho các chủ thể kinh doanh là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…

Vì sao lại cần có vốn pháp định và được quy định theo ngành nghề? Bởi điều này nhằm giúp doanh nghiệp có thể tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Với một số vốn nhất định, doanh nghiệp cũng phòng trừ được rủi ro.

Theo quy định, giấy xác nhận vốn pháp định được cơ quan có thẩm quyền cấp trước, sau đó doanh nghiệp mới làm thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

1.2. Vốn đăng ký kinh doanh là gì?

vốn kinh doanh với vốn pháp định 2
Vốn kinh doanh là tổng giá trị tài sản mà thành viên công ty đóng góp

Vốn đăng ký kinh doanh còn được gọi là vốn điều lệ. Và, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020: Với công ty TNHH, công ty hợp danh, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp, hoặc cam kết góp; với công ty cổ phần vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua.

Như vậy, vốn đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập là mức vốn mà thành viên công ty hoặc cổ đông của công ty đã cam kết góp. Số vốn này được ghi nhận trong điều lệ của công ty.

Trong Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định cụ thể mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Tùy vào khả năng của các thành viên công ty, mục đích hoạt động, ngành nghề kinh doanh, các thành viên công ty quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. 

Về vốn kinh doanh, khi đăng ký thành lập công ty, cần lưu ý một số vấn đề để không gặp rắc rối trong quá trình hoạt động:

Về tài sản dùng để góp vốn kinh doanh

– Tài sản góp vốn đều được quy ra đồng Việt Nam; ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ hoặc tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Khi đăng ký vốn kinh doanh bằng loại tài sản nào thì trong hồ sơ đăng ký cần thể hiện rõ thông tin về loại tài sản đó.

– Tài sản để góp vốn phải là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức là thành viên, cổ đông, chủ sở hữu công ty.

Về thời hạn góp vốn kinh doanh

Trong Luật doanh nghiệp có quy định về thời hạn góp đủ vốn đối với những doanh nghiệp mới thành lập 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp hết thời hạn trên, các thành viên đã cam kết chưa góp đủ số vốn đã đăng ký, doanh nghiệp phải gửi văn bản thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại số vốn đúng như thực tế. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nếu không làm thủ tục này.

Về mức vốn điều lệ tối thiểu ở một số ngành nghề kinh doanh

Luật doanh nghiệp không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, với một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn điều lệ, doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng đủ mới được cấp phép đăng ký ngành nghề kinh doanh đó. Ví dụ:

– Vốn điều lệ của ngành cung cấp dịch vụ lữ hành quốc tế: 500.0000.0000 đồng;

– Vốn điều lệ của ngành cung cấp dịch vụ bất động sản: 20.000.000.000 đồng;

– Vốn điều lệ của ngành cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động: 2.000.000.000 đồng

– Vốn điều lệ là căn cứ để cơ quan thuế ấn định mức đóng thuế môn bài hàng năm của công ty: Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10.000.000.000 đồng, mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng /1 năm; doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10.000.000.000 đồng, mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/1 năm.

Như vậy, vốn kinh doanh với vốn pháp định hoàn toàn khác nhau. Và, vốn kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Trước khi thành lập doanh nghiệp, các cá nhân/tổ chức cần nắm rõ các khái niệm này để hoàn thiện hồ sơ và các yêu cầu đầy đủ. Như vậy quá trình thành lập mới nhanh chóng, không có vướng mắc và quá trình hoạt động kinh doanh thuận lợi. 

Nếu không thực sự phân biệt được vốn kinh doanh với vốn pháp định, quý khách có thể sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Dịch vụ tư vấn, thành lập doanh nghiệp tại Kế Toán Minh Minh

vốn kinh doanh với vốn pháp định 4
Kế Toán Minh Minh cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín

Kế Toán Minh Minh chuyên cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp. Chúng tôi mang đến mọi giải pháp tối ưu về các thủ tục hành chính mà doanh nghiệp cần. Đó là: dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, dịch vụ kế toán thuế, kế toán trọn gói, dịch vụ xin giấy phép đầu tư, tư vấn về vốn kinh doanh với vốn pháp định,…

Với đội ngũ chuyên gia cao cấp về luật, kế toán tài chính, Kế Toán Minh Minh sẽ tư vấn kỹ càng để doanh nghiệp có được phương tốt nhất. Chúng tôi cũng hoàn thành thủ tục nhanh chóng, bởi đội ngũ nhân viên đã nhiều kinh nghiệm.

Mức chi phí làm hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp của Kế Toán Minh Minh cạnh tranh nhất. Chúng tôi cũng cam kết không có bất cứ phát sinh chi phí nào, ngoài giá dịch vụ đã được thỏa thuận.

Mọi vấn đề về vốn kinh doanh với vốn pháp định sẽ không còn là nỗi băn khoăn của doanh nghiệp. Bởi đã có Kế Toán Minh Minh giúp doanh nghiệp có giải pháp tối ưu, hoàn thiện các thủ tục một cách tốt nhất. 

Xem thêm: Công ty Vận Tải công cộng cần những giấy phép nào? Hồ sơ thủ tục ra sao