Thu nhập từ lợi tức do tham gia góp vốn công ty TNHH có phải nộp thuế TNCN.
Khoản lợi nhuận được chia của Công ty TNHH MTV do 1 cá nhân làm chủ hay của DNTN, sau khi đóng thuế TNDN rồi thì có phải nộp thuế TNCN??
Trả lời: Như khoản c điểm 6 Điều 11 của TT92
“Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.”
Quyết toán thuế TNCN khi công ty đã giải thể
Trường hợp Cty giải thể mà không có nhân viên nào phải nộp thuế thì có phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN:
Trả lời: Điểm 1 Điều 22 của TT92
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chỉ cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) theo mẫu số 05/DS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày có quyết định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động.
=> Vậy ko phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN mà chỉ cần làm mẫu 05/DS-TNCN nộp là được nếu cty ko có phát sinh khấu trừ thuế. Hiện tại HTKK chưa update theo TT92.
Cách kê khai, tính thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn
Trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho doanh nghiệp khác thì hoạt động chuyển nhượng vốn không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (nếu có) thuộc đối tượng chịu thuế TNDN, Bên chuyển nhượng phải tính, kê khai và nộp thuế TNDN theo mức thuế suất 20%. Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%
Thu nhập = Giá chuyển nhượng – Giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng – Chi phí chịu thuế chuyển nhượng.
Trong đó:
– Giá chuyển nhượng được xác định bằng tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc Cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không đúng với giá thị trường thì Cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá trị thanh toán của hợp đồng trên cơ sở tham khảo giá thị trường hoặc giá có thể bán cho Bên thứ ba và các hợp đồng chuyển nhượng tương tự;
– Giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán về vốn góp của Chủ đầu tư tại thời điểm chuyển nhượng vốn đã được Hội đồng quản trị công nhận;
– Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan đến việc chuyển nhượng theo chứng từ gốc được Cơ quan thuế công nhận. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một Cơ quan công chứng hoặc Kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận. Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Khi thanh toán tiền chuyển nhượng, Bên chuyển nhượng phải lập hóa đơn GTGT, dòng thuế suất và tiền thuế GTGT không ghi, gạch chéo, giá ghi trên hóa đơn là giá chuyển nhượng.
Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn, Bên nhận chuyển nhượng vốn phải lập Tờ khai thuế về chuyển nhượng vốn nộp cho Cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký, kê khai, nộp thuế (theo mẫu đính kèm Công văn số 4326/TCT-ĐTNN ngày 29/11/2005 của Tổng cục Thuế về thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn) kèm theo hợp đồng chuyển nhượng (bản sao có xác nhận của hai bên tham gia chuyển nhượng), quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của hai bên tham gia chuyển nhượng), chứng nhận vốn góp và các chứng từ gốc của các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, đồng thời nộp đủ số thuế phải nộp vào Kho bạc nhà nước và gửi bản sao Giấy nộp tiền thuế cho Cơ quan chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.
Quyết toán thuế TNCN khi DN không trả thu nhập cho nhân viên
Trường hợp doanh nghiệp không trả thu nhập cho bất kỳ nhân viên nào, tức là không hạch toán bên có 334 thì có phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN?
Trả lời:
Điểm 1 Điều 21 của TT92
1. Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16
“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
=>Vậy nếu ko có trả thu nhập thì ko phải quyết toán thuế
Quyết toán thuế TNCN đối với khoản thu nhập vãng lai
Cá nhân trong năm có thu nhập của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đã tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Ngoài ra trong năm còn có thu nhập (hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động..) thuộc dạng bị khấu trừ 10% nhưng trung bình không quá 10 triệu/tháng. Thì thuộc trường hợp tự quyết toán thuế hay có thể ủy quyền trong 2 trường hợp
– Nếu thu nhập không quá 10 triệu/tháng và đã bị công ty khấu trừ 10%
– Nếu thu nhập không quá 10 triệu/tháng và chưa bị công ty khấu trừ 10%
Trả lời:Theo như Điểm a.3 Khoản 3 Điều 21 của TT92
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
=> Vậy kết luận
Nếu thu nhập không quá 10 triệu/tháng và đã bị công ty khấu trừ 10%=> Được quyền ủy quyền cho Cty quyết toán phần thu nhập mà có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
(Nếu mà lớn hơn 10 triệu/tháng thì bắt buộc cá nhân nay phải lấy 2 nguồn thu nhập và tự quyết toán)
Nếu thu nhập không quá 10 triệu/tháng và chưa bị công ty khấu trừ 10%, thì chắc chắn là Cá nhân này ko được ủy quyền tại Cty có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên để quyết toán mà phải tự quyết toán bằng 2 nguồn thu nhập. Nhớ là yêu cầu 2 cty cung cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
Ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Cá nhân trong năm làm việc chưa đủ 12 tháng mà có thu nhập 1 nơi tại 1 cty với hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì có được ủy quyền quyết toán thay ? Và được giảm trừ gia cảnh là 12 tháng hay giảm trừ số tháng làm việc khi quyết toán thuế TNCN?
Trả lời:
+ Khoản a.4 Điểm 3 Của Điều 21 TT92
a.4) Uỷ quyền quyết toán thuế
a.4.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:
– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.
=> Vậy được quyền quyết toán thay cho dù trong năm ko làm việc đủ 12 tháng, nhưng chỉ có thu nhập 1 nơi duy nhất đến thời điểm 31/12 hàng năm.
+ Ngày 2 tháng 3 năm 2015, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành công văn số 7850/CTTNCN về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2014
Tại điểm 3.1 Phần II của CV 7850/CT-TNCN ngày 2/3/2015
3.1. Về việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
+Và vẫn được giảm trừ gia cảnh bản thân là 12 tháng, cho dù trong năm không làm đủ 12 tháng
Quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân KD
Cá nhân kinh doanh thì có phải làm quyết toán thuế TNCN vào cuối năm?
Trả lời
Căn cứ vào điểm 5 Điều 25 của TT92/2015 thì
5. Bãi bỏ các nội dung liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 16 và Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. (Trước đây thông tư 156 có hướng dẫn vấn đề có quyết toán thuế TNCN của kinh doanh, nhưng TT92 đã bỏ). Ngoài ra thì theo TT92 thì cách tính thuế của cá nhân kinh doanh là bằng theo 1 tỷ lệ =doanh thu *Tỷ lệ (Mà ko còn giảm trừ gia cảnh hay giảm trừ bản thân gì cả)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 07 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
=>Vậy thu nhập của cá nhân kinh doanh ko phải quyết toán thuế TNCN (trước đây thì có)
Các khoản thu nhập không tính vào TNCT
Những khoản tiền mà Cty chi cho người lao động nhận được như đám hiếu, đảm hỷ (tức là đám cưới, đám giỗ …)cho bản thân cũng như cho người lao động phù hợp mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp” thì đây có phải là 1 khoản thu nhập chịu thuế TNCN?
Trả lời:
Theo như Điểm 5 Điều 11 của TT92
5. Bổ sung tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2 của TT92 cho TT111 (về các khoản ko tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)
“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”
=>Vậy phù hợp theo quy định của thuế TNDN tức là ko quá 1 tháng lương bình quân của năm thì ko phải chịu thuế TNCN.
Không quá 1 tháng lương bình quân của năm được hiểu như thế nào?
Theo như điểm 2.30 Điều 40 của TT96 (về thuế TNDN)
Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Xác định TNCT từ khoản thu nhập từ tiền nhà ở, điện, nước mà DN cung cấp
Tiền nhà ở, điện nước mà người lao động ở tại các nhà ở mà do DN xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động tại Khu công nghiệp; Khu kinh tế, địa bàn xã hội khó khăn thì có phải chịu thuế TNCN?
Trả lời:Theo như Điểm 2 Điều 11 của TT92 sửa đổi . Sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2 của TT111 về các khoản thu nhập tính vào thu nhập chịu thuế TNCN?
“đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.
=>Vậy nếu mà tiền nhà do DN xây dựng cho nhân viên ở mà DN trong khu công nghiệp, tại khi tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.SẼ KO TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN
+ Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
=> NẾU MÀ CÁ NHÂN Ở TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC THÌ TÍNH THEO TỶ LỆ. NHƯNG TRONG THỰC TẾ NẾU CÓ Ở CŨNG KO AI KHAI BÁO LÀM GÌ
+ Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
=>Tức ko tính quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà. Tức giữa 2 so sánh giữa số 15%*thu nhập chịu thuế và số tiền thuê nhà trả hộ, số nào nhỏ thì lấy). NẾU MÀ CTY TRẢ HỘ TIỀN THUÊ NHÀ
Ví dụ: Thu nhập lương 1 tháng chưa bao gồm tiền thuê nhà lá 10 triệu/tháng thì 15% của 10 triệu là 1,5 triệu. Cty thuê nhà và trả hộ tiền thuê nhà là 3 triệu/tháng thì tính tiền thuê nhà vào thu nhập chịu thuế TNCN là 1,5 triệu.