Khi bắt đầu với hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ có vô vàn vấn đề mà doanh nghiệp có thể găp phải. Sau đây là các rủi ro cần tránh khi startup, doanh nghiệp cần biết để có sự phòng tránh nhằm hạn chế tối đa thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp của mình.
Rủi ro thị trường – một trong các rủi ro cần tránh khi startup
Rủi ro là điều bất khả kháng trong kinh doanh và có thể xảy ra hoặc không. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có phương án ứng phó. Làm sao để sẵn sàng biến rủi ro trở thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả tối đa. Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và có sự biến hóa theo môi trường kinh doanh.
Rủi ro thị trường là một trong các rủi ro cần tránh khi startup
Trong các rủi ro cần tránh khi startup, rủi ro thị trường là thường gặp nhất. Bất kể khi chúng ta đã có sự chuẩn bị và thực hiện bao nhiêu nghiên cứu, kiểm tra, cũng rất khó để ước đoán chính xác nhu cầu thị trường với sản phẩm, dịch vụ của mình cung cấp.
Nhu cầu thị trường luôn thay đổi liên tục, đồng thời xuất hiện một bong bóng rủi ro trong kinh doanh. Những cá nhân mới khởi nghiệp, thường ít kinh nghiệm và đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường với sản phẩm. Vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng, nếu nếu muốn kế hoạch kinh doanh sẽ thất bại nặng nề.
Bên cạnh đó, các rủi ro cần tránh khi startup còn là sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh do sự sụt giảm thị trường. Có thể kể tới nguyên nhân từ lạm phát, suy giảm kinh tế, dịch bệnh. Hoặc do các sự góp mặt của các công ty lớn bước chân vào thị trường. Ví dụ, các đối thủ có cơ sở chi phí thấp, hay đơn giản là cung cấp sản phẩm chất lượng hơn và doanh nghiệp khó có lợi thế trước đối thủ.
Xét về mặt kinh tế, dễ dàng nhận thấy là các điều kiện trong nền kinh tế hoàn toàn có thể là động lực giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Đôi khi chúng là nguyên nhân gây ra giảm doanh số bán hàng. Đơn cử trong giai đoạn suy thoái kinh tế, gần đây là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Điều này đã tác động trực tiếp tới túi tiền và cách người tiêu dùng chia tiêu.
Với các mặt hàng xa xỉ dần bị thu hẹp thị trường, chúng sẽ càng khó bán hơn. Ngược lại, đối với mặt hàng các nhu yếu phẩm thường sẽ bán đắt hơn hàng. Chưa kể tới những quy định cấm tụ tập, tổ chức bán hàng trực tiếp, thay vào đó là bán hàng mang về, thậm chí là tạm thời đóng cửa, khi địa phương phải khoanh vùng dập dịch.
Vì vậy, khi nắm được các rủi ro cần tránh khi startup này, doanh nghiệp sẽ phần nào có sự phòng tránh kịp thời.
Rủi ro khi sản phẩm dịch vụ chưa kịp hoàn thiện đã bán ra thị trường
Các rủi ro cần tránh khi startup tiếp theo đó là rủi ro sản phẩm dịch vụ. Mỗi ngày có hàng ngàn sản phẩm mới ra mắt, nhưng không phải tất cả đều được khách hàng đón nhận. Liệu nguyên nhân có phải đến từ chiến lược truyền thông hay nằm ở sản phẩm?
Starup có thể rủi ro khi sản phẩm chưa hoàn thiện đã bán ra thị trường
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm được thực hiện sau quá trình nghiên cứu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
Bất kỳ người tiêu dùng trong lĩnh vực nào cũng ưa thích những sản phẩm chất lượng, nhiều công dụng tính năng mới. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để hoàn thiện sản phẩm ở mức cao nhất và luôn không ngừng cải tiến. Nhất là khi chất lượng sản phẩm còn thấp và ngày nay, doanh nghiệp phải đặt ra yêu cầu hội nhập gay gắt.
Khi có một sản phẩm mới chuẩn bị tung ra thị trường, những cá nhân trong công ty từ nhân viên đến giám đốc, luôn dành nhiệt huyết với sản phẩm và đặt rất nhiều tham vọng vào đó. Việc đánh giá thực tế về sản phẩm càng phải được chú trọng và là một yếu tố bắt buộc.
Quý khách cần trả lời cho câu hỏi về sản phẩm đã được kiểm tra kỹ lưỡng hay chưa và sản phẩm có đem lại kết quả thiết thực không? Việc đặt câu hỏi này không chỉ giúp cải thiện sản phẩm mà còn đảm bảo rằng sản phẩm đã sẵn sàng để bán ra thị trường.
Kể cả là những câu trả lời không như những gì mong muốn, khách hàng có thể bỏ qua các phản hồi tiêu cực. Nhưng làm như vậy chỉ khiến sản phẩm và công ty đối mặt với nguy hiểm.
Để giảm thiểu các rủi ro cần tránh khi startup, chủ doanh nghiệp cần am hiểu sản phẩm và môi trường ngành, có thêm thời gian lập kế hoạch kinh doanh và tạo ra nguồn vốn để tiếp tục đầu tư.
Để giảm rủi ro, chủ doanh nghiệp cần am hiểu sản phẩm và thị trường
Chuyên gia quản lý rủi ro thường đưa ra những lời khuyên cho các công ty khởi nghiệp là hãy tập trung vào ngành hàng mà doanh nghiệp có lợi thế. Cần phải trả lời được sản phẩm có ý nghĩa, đóng góp vai trò gì cho thị trường, khách hàng tiềm năng hướng tới là ai.
Sau khi hiểu rõ những điều trên sẽ giúp starup xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm và phân khúc khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh thu cho công ty.
Mọi hoạt động kinh doanh đều phải tuân thủ các quy định pháp luật. Doanh nghiệp cần biết các rủi ro cần tránh khi startup, cũng như xin những giấy phép phải có để quá trình thành lập và hoạt động không gặp rắc rối về mặt pháp lý dẫn đến các vi phạm gây tổn thất đến tài chính công ty. Quý khách nên mời các chuyên gia pháp lý/luật sư trợ giúp. Do đó đừng ngần ngại bỏ ra chi phí thuê các nhà tư vấn pháp lý. Kế toán Minh Minh tự tin sẽ là đơn vị đồng hành tin cậy của các startup.
Xem thêm:
- Điều lệ mẫu công ty cổ phần là gì?
- Điều lệ mẫu công ty hợp danh
- Tư vấn gọi vốn kinh doanh như thế nào?
- Cách setup một doanh nghiệp như thế nào?
- Những điều Startup nên quan tâm
KẾ TOÁN MINH MINH
Trụ sở chính: B7B, khu phố 4, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Hotlines: 0916.53.59.56 – 0973.53.59.56 (Mr Việt)
Email: tuvanminh@gmail.com