Những điều Startup nên quan tâm

Hiện nay, khởi nghiệp trong giới trẻ ngày càng có xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ. Để có thể khởi nghiệp thành công, các startup cần chuẩn bị một kế hoạch kỹ lưỡng. Hãy cùng tìm hiểu những điều chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm để có được câu trả lời.

1. Sự sống còn của doanh nghiệp startup trong những năm đầu

Trong những năm đầu, các doanh nghiệp startup phải đối mặt với vô vàn chông gai, thử thách. Vậy để vượt qua tất cả, chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm gì? Thông thường, trong thời gian đầu, doanh nghiệp startup sẽ trải qua giai đoạn định hướng và thử thách.

chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm 1

Khả năng sinh tồn của doanh nghiệp startup trong thời gian đầu

Trong đó, giai đoạn định hướng là giai đoạn khởi đầu của tất cả các doanh nghiệp. Giai đoạn này tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thử nghiệm, đặt mục tiêu, lên ý tưởng, triển khai kế hoạch cho ý tưởng,… Giai đoạn thử thách xảy ra sau khi đã đính hướng đường đi cho công ty. Các startup liên tục phải đương đầu với những khó khăn, thử thách. Phần lớn các công ty không thể vượt qua giai đoạn này và dẫn tới thất bại.

Theo thống kê, trong thực tế khoảng 97% các doanh nghiệp startup thất bại ngay trong những năm đầu tiên. Tức là chỉ 3% các doanh nghiệp startup có thể vượt qua khoảng thời gian đầu và đạt được thành công. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, các doanh nghiệp startup ngày càng xuất hiện dày đặc hơn, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chuẩn bị tâm thế kỹ lưỡng để đối mặt với mọi rủi ro.

2. Sức chịu đựng lỗ của startup trong thời gian là bao lâu

Một khi đã quyết định khởi nghiệp, các nhà startup bắt buộc phải đối diện với vô vàn thách thức, thậm chí có thể vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp mới khởi nghiệp,vốn tài chính chưa vững vàng,việc đối mặt với lỗ vốn là điều hết sức bình thường. So với các doanh nghiệp lâu năm, sức chịu đựng lỗ của doanh nghiệp startup thường khá ngắn.

chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm 2

Sức chịu đựng lỗ vốn của doanh nghiệp startup

Khi quá trình lỗ xảy ra kéo dài, nguồn vốn không thể luân chuyển, tỷ lệ vốn vay vượt quá tổng vốn, doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán ngắn hạn,… Đây là lúc doanh nghiệp không còn khả năng chịu đựng lỗ. Khoảng thời gian này thường kéo dài trong khoảng 1-3 năm tùy vào nguồn vốn, khả năng quản lý chi phí và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, để tránh trường hợp phá sản, chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm hơn tới những giải pháp nguồn vốn.

3. Khả năng tiếp cận thị trường có nhanh như mình nghĩ hay không? Nếu điều đó xảy ra kéo dài ra thì xử lý bằng cách nào?

Khả năng tiếp cận thị trường cũng là một trong những điều mà chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm hàng đầu. Để gia nhập thị trường, startup cần chủ động vạch ra những chiến lược cụ thể và đánh giá xem liệu họ có thể thu hút khách hàng với mức chi phí trong khả năng hay không. Cụ thể, các công ty startup có thể tiếp cận khách hàng bằng cách làm sale & marketing qua các kênh tiếp thị, truyền thông.

chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm 3

Khả năng tiếp cận thị trường và các phương án xử lý

Khả năng tiếp cận thị trường có nhanh hay không phụ thuộc vào lượng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được. Các doanh nghiệp startup thường so sánh lượng doanh thu thực tế với lượng doanh thu kỳ vọng mà doanh nghiệp dự kiến thu về so với chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng.

Trong trường hợp quá trình tiếp cận thị trường xảy ra kéo dài, doanh nghiệp startup cần xem xét lại chiến lược và mô hình kinh doanh, cũng như xác định vị thế thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược thích ứng theo từng nhóm giải pháp riêng biệt và duy trì hoạt động.

4. Nguồn vốn bổ sung cho kế hoạch B thế nào nếu không đạt kế hoạch mong muốn

Đối với các doanh nghiệp startup, tài chính khởi nghiệp là một trong những khía cạnh quan trọng hàng đầu. Đặc biệt là việc huy động nguồn vốn bổ sung cho kế hoạch B, nếu không đạt được như mong muốn. Khi kế hoạch ban đầu thất bại, việc đầu tiên chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm là giải pháp nguồn vốn.

chủ doanh nghiệp startup

Nguồn vốn bổ sung cho kế hoạch B

Các nhà startup cần liệt kê danh sách những nguồn vốn có thể huy động được ngay tại thời điểm đó. Vốn có thể đến từ chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp bằng tài sản, vay ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mua lại sáp nhập,…

Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn, doanh nghiệp phải đưa ra những quy định về việc theo dõi và sử dụng vốn. Trong đó, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới những chỉ tiêu chính sau: tỷ lệ vốn vay/tổng vốn, chỉ số thanh toán cá biệt, số ngày thu hồi nợ bình quân, hạn mức nợ phải thu,…

Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết có thể giải đáp thắc mắc về những điều chủ doanh nghiệp startup nên quan tâm đồng thời giúp các nhà khởi nghiệp có một định hướng cụ thể cho việc lập kế hoạch cho doanh nghiệp. Từ đó giữ cho doanh nghiệp luôn ở trạng thái chủ động, sẵn sàng ứng phó với những biến động kinh doanh trong thị trường ngày càng khắc nghiệt. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm về kinh doanh khởi nghiệp, vui lòng liên hệ với Kế toán Minh Minh hoặc truy cập website dichvugiayphepkinhdoanh.com.vn để biết thêm chi tiết.

Xem thêm:

KẾ TOÁN MINH MINH

Trụ sở chính: B7B, khu phố 4, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Hotlines: 0916.53.59.56 – 0973.53.59.56 (Mr Việt)

Email: tuvanminh@gmail.com

Website: https://dichvugiayphepkinhdoanh.com.vn/