Last updated on Tháng Sáu 1st, 2024 at 01:15 chiều
Trong số các loại thuế hiện nay, thuế nhà thầu được xem là một loại thuế phức tạp và cần độ tỉ mỉ cao trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Thậm chí, ngay cả những cán bộ thuế làm việc và tiếp xúc trực tiếp đôi khi cũng phải đau đầu, không chỉ riêng người làm kế toán thuế tại các doanh nghiệp. Việc hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài sẽ mang lại nhiều khó khăn cho người làm kế toán. Tuy nhiên, để giúp bạn hiểu hơn về cách hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 200, bài viết dưới đây, Công ty TNHH Kế toán Minh Minh – dịch vụ kế toán Đồng Nai sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
1. Thuế nhà thầu là gì?
Thuế nhà thầu là một loại thuế được Nhà nước ban hành nhằm áp dụng lên đối tượng nhà thầu nước ngoài trong quá trình hoạt động tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc thuế nhà thầu về cơ bản sẽ bao gồm các loại thuế thông thường như thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc thuế thu nhập cá nhân ( TNCN).
Các cá nhân và tổ chức nước ngoài đều phải đóng một số tiền nhất định dựa trên thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Việc hạch toán thuế nhà thầu như vậy giúp Nhà nước thu được nguồn thuế từ các hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài. Đồng thời cũng tạo ra sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng và giao thầu công cộng.
2. Trường hợp áp dụng thuế nhà thầu
Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá và hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt trong việc thực hiện Hợp đồng đã ký kết với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho các trường hợp hàng gia công và xuất trả hàng hóa do tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài thực hiện.
Các tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia thị trường Việt Nam sẽ phải thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm phân phối hàng hoá và cung cấp dịch vụ tại đây. Họ cũng phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí phân phối như marketing, tiếp thị để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm giao cho các tổ chức tại Việt Nam. Đồng thời là phải đảm bảo ổn định giá bán sản phẩm hoặc giá cung cấp dịch vụ.
3. Đối tượng chịu thuế nhà thầu
Căn cứ Điều 1 của Thông tư 103/2014/TT-BTC, về đối tượng chịu thuế nhà thầu trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, có thể tóm tắt như sau:
- Kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết
- Phân phối hàng hoá tại Việt Nam
- Cung cấp hàng hoá tại Việt Nam (XNK tại chỗ) và phát sinh thu nhập
- Đàm phán, ký kết hợp đồng đứng tên nước ngoài thông qua bên Việt Nam
Các loại thuế nhà thầu nước ngoài được quy định chi tiết như sau:
– Xem xét về thuế giá trị gia tăng, dịch vụ hoặc các dịch vụ gần với hàng hóa thuộc đối tượng sản phẩm, có hai trường hợp áp dụng thuế GTGT:
- Cung cấp dịch vụ ở Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam
- Cung cấp dịch vụ ngoài Việt Nam nhưng tiêu dùng tại Việt Nam
– Tìm hiểu về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đối với nhà thầu nước ngoài, thuế TNDN áp dụng trong hai trường hợp sau:
- Dịch vụ gần với hàng hóa
- Cung cấp dịch vụ
– Thuế liên quan đến cung cấp và phân phối hàng hóa. Trong trường hợp này, việc hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài sẽ chịu các loại thuế quan, thuế GTGT và các loại thuế khác liên quan đến quá trình nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp và phân phối hàng hóa.
4. Công thức tính thuế nhà thầu như thế nào?
Sau khi tính xong thuế nhà thầu, kế toán viên cần ghi nhận vào sổ sách. Có ba phương pháp tính thuế nhà thầu như sau:
- Tính theo giá NET (giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế):
- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
- Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN
- Tính theo giá GROSS (giá trị hợp đồng bao gồm thuế):
- Thuế GTGT = Giá trị trên hợp đồng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
- Thuế TNDN = (Giá trị hợp đồng – thuế GTGT) x Tỷ lệ thuế TNDN
- Tính theo trị giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (thuế TNDN nhà thầu chịu):
- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
- Thuế TNDN = Giá trị hợp đồng x Tỷ lệ thuế TNDN
Công thức tính doanh thu tính thuế GTGT là:
- Doanh thu tính thuế = (Giá trị hợp đồng) / (1 – Tỷ lệ % tính thuế GTGT trên doanh thu)
Mỗi phương pháp tính thuế nhà thầu sẽ có cách ghi nhận riêng cho từng trường hợp.
5. Hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu theo thông tư 300
Thuế thu nhập doanh nghiệp nhà thầu nếu tính theo giá NET sẽ được tính là chi phí hợp lý được trú; thuế thu nhập doanh nghiệp nhà thầu tính theo qua Gross không được tính là chi phí hợp lý với phải theo dõi thì tài khoản B11.
Khoản chi thiết giá trị gia tăng nhà thầu được khấu trừ và theo dõi tại TK 133.
4.1 Trường hợp hạch toán thuế nhà thầu theo giá GROSS
Kế toán doanh nghiệp lần lượt hạch toán:
- Công nợ và thuế:
Nợ TK 627, 642
Nợ TK 811 – Phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp (do không được tính là chi phí hợp lý được trừ)
Nợ TK 133 – Phản ảnh thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 331 — giá trị hợp đồng sau khi đã trừ đi thuế nhà thầu
Có TK 3338 – thuế nhà thầu phải nộp
- Sau khi nộp thuế:
Nợ TK 3338
Có TK 112
4.2 Trường hợp hạch toán thuế nhà thầu như thế nào theo giá NET?
Kế toán viên lần lượt hạch toán:
- Nợ phải trả nhà thầu nước ngoài:
Nợ TK 627, 642: Giá trị hợp đồng.
Có TK 331 Giá trị hợp đồng
- Thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp:
Nợ TK 133: Số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Nợ TK 627, 642: Số thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3338. Phản ánh tổng số thuế giá trị gia tăng và số thuế thu nhập doanh nghiệp
- Sau khi nộp thuế
Nợ TK 3338
Có TK 111,392
4.3 Trường hợp Hợp đồng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng
Ở trường hợp này, thuế thu nhập doanh nghiệp do nhà thầu chịu.
Kế toán viên lần lượt hạch toán thuế GTGT:
- Công nợ và thuế
Nợ TK 627, 642 – Giá trị hợp đồng trừ đi thuế giá trị gia tăng nhà thầu
Nợ Tk 811 – Phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp
Nợ TK 133 – Phản ánh thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 331 – Giá trị hợp đồng trừ đi thuế giá trị gia tăng nhà thầu
Có TK 3338
- Sau khi nộp thuế:
Nợ TK 3338
Có TK 111,112
6. Một số thông tin quan trọng về nộp thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
6.1 Các phương pháp nộp thuế nhà thầu
Phương pháp khấu trừ
- Các đối tượng chịu thuế nhà thầu phải đăng ký và nộp thuế GTGT, kê khai thuế GTGT và thuế TNDN tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam, với thuế suất thuế TNDN là 20% trên lợi nhuận.
- Điều kiện áp dụng:
- Thời gian kinh doanh theo hợp đồng tại Việt Nam: trên 183 ngày
- Có cơ sở thường trú hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam
- Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam
- Hoàn tất tờ khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế nhà thầu
Phương pháp ấn định tỷ lệ
- Nhà thầu nước ngoài không đăng ký và kê khai nộp thuế nhà thầu mà cơ quan thuế Việt Nam sẽ thực hiện kê khai và nộp thuế theo tỷ lệ ấn định trên doanh thu tính thuế, tỷ lệ này dựa trên tình hình hoạt động của nhà thầu nước ngoài.
- Đây là phương án được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Phương pháp hỗn hợp: Cho phép nhà thầu nước ngoài đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế TNDN theo phương pháp ấn định tỷ lệ.
6.2 Thời hạn nộp thuế là bao lâu?
Tương tự như các cá nhân và tổ chức trong nước, các cá nhân, tổ chức nước ngoài và nhà thầu nước ngoài cũng phải tuân thủ thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật:
Người nộp thuế có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đủ và đúng hạn theo quy định. Thời hạn nộp thuế của nhà thầu chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (dựa vào Điểm d Khoản 3 Điều 10 và Khoản 2 Điều 26 của Thông tư 156/2013/TT-BTC).
Khi thực hiện việc hạch toán thuế nhà thầu, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng hợp đồng với nhà thầu nước ngoài để xác định liệu giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp trả cho nhà thầu hay chưa. Dựa trên thông tin này, xác định xem khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đó có được tính vào chi phí hợp lý trong kỳ hay không và tiến hành hạch toán phù hợp