Last updated on Tháng Tư 17th, 2023 at 12:07 chiều
Hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên về một vấn đề, thỏa thuận trong các lĩnh vực của cuộc sống theo khuôn khổ, quy định của pháp luật. Trước đây hợp đồng được giao kết bằng giấy tờ là phổ biến. Nhưng hiện nay công nghệ phát triển, hợp đồng điện tử ra đời mang lại nhiều thuận lợi, tiết kiệm hơn.
Hợp đồng điện tử là gì?
Các căn cứ pháp lý của hợp đồng theo hình thức điện tử bao gồm: Bộ luật dân sự 2005, Luật giao dịch điện tử 2005.
Theo điều Điều 33 và Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005 đã quy định:
- Hợp đồng theo hình thức điện tử (Electronic Contract) là một loại hợp đồng mà các bên tham gia tiến hành xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ hợp đồng được thực hiện hoàn toàn trên môi trường kỹ thuật số, không yêu cầu các bên phải gặp mặt và ký kết tài liệu trên giấy.
Đặc điểm của hợp đồng điện tử là:
- Hoạt động ký kết, trao đổi thông tin, thỏa thuận và thực hiện các giao dịch một cách hoàn toàn trực tuyến thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, tablet…bằng các công cụ liên quan theo quy định pháp luật.
- Hợp đồng được gửi qua email, phương tiện điện tử,… với tính toàn vẹn, nhanh chóng và đáng tin cậy,…
- Có ít nhất 3 chủ thể tham gia quá trình ký kết hợp đồng: Bao gồm 2 bên ký hợp đồng và bên cung cấp dịch vụ như chữ ký số điện tử, nền tảng hợp đồng, nhà mạng,…
- Hợp đồng được chấp nhận và pháp lý hóa trong nhiều quốc gia trên thế giới, và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại điện tử, ngân hàng, bảo hiểm và các ngành công nghiệp khác.
Để tạo ra một hợp đồng theo phương thức điện tử, các bên sử dụng phần mềm, ứng dụng hoặc dịch vụ trực tuyến từ đó tạo ra các tài liệu điện tử, gửi và nhận thông tin, và ký kết các điều khoản. Loại hợp đồng này thường được lưu trữ trên các máy chủ của bên thứ ba như dịch vụ lưu trữ đám mây để bảo đảm tính toàn vẹn và bảo mật của tài liệu.
Như vậy, hợp đồng theo hình thức điện tử có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng truyền thống.
Ưu nhược điểm của hợp đồng điện tử
Ưu điểm của hợp đồng điện tử
Hợp đồng theo hình thức điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân – tổ chức khi tổ chức giao kết hợp đồng trên nền tảng điện tử như:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Theo đó các bên có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn trên nền tảng internet so với việc ký kết và thực hiện giao dịch trên giấy. Qua đó hoạt động ký kết hợp đồng giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu trữ và xử lý tài liệu giấy tờ, bảo vệ môi trường.
- Tiện lợi và dễ dàng sử dụng: Với hợp đồng theo hình thức điện tử, các bên có thể ký kết và trao đổi thông tin từ bất cứ đâu, bất cứ khi nào, chỉ cần có kết nối Internet và thiết bị điện tử được cho phép.
- Tính minh bạch cao: Nội dung hợp đồng minh bạch công khai các bên, các bên tham gia có thể sửa đổi, thảo luận điều khoản theo khuôn khổ pháp luật trước khi ký kết, ra văn bản chính thức.
- Giảm rủi ro pháp lý: Việc sử dụng hợp đồng điện tử giúp các bên tránh được những rủi ro pháp lý có thể phát sinh khi thực hiện giao dịch trên giấy. Các điều khoản của hợp đồng được thực hiện trên nền tảng internet qua giao thức bảo mật nghiêm ngặt, được quản lý bởi các đơn vị uy tín nên không thể sửa đổi, thay thế bằng phương pháp vật lý.
- Dễ dàng truy cập và quản lý: Hợp đồng theo hình thức điện tử cũng giúp tiết kiệm thời gian khi cần tra cứu thông tin. Bởi dữ liệu của các bên được lưu trữ, quản lý trên nền tảng internet.
Nhược điểm của hợp đồng điện tử
Mặc dù hợp đồng theo hình thức điện tử đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, nhưng nó cũng có một số nhược điểm, bao gồm:
- Lĩnh vực sử dụng bị hạn chế: Theo Luật giao dịch điện tử 2005 các lĩnh vực mà hợp đồng điện tử áp dụng chỉ bao gồm các lĩnh vực dân sự, thương mại, kinh doanh, hoạt động của nhà nước,… Trong một số lĩnh vực như cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy tờ khai sinh, giấy tờ hôn nhân,,..
- Khả năng xác thực: Theo đó phương thức xác thực chính là chữ ký số, HSM,.. những công cụ được nhà nước công nhận. Tuy nhiên cũng có điểm yếu là khả năng xác thực và chứng thực các bên tham gia việc xác thực nếu xảy ra lỗi chữ ký số hoặc nhà cung cấp không tuân thủ quy định.
- Thông tin bảo mật: Điều quan trọng đối với hợp đồng theo hình thức điện tử là đảm bảo an ninh thông tin và bảo vệ quyền riêng tư của các bên. Tuy nhiên, trên nền tảng internet có thể bị tấn công mạng, sự kém bảo mật của các bên tham gia ký kết cũng là vấn đề tồn tại và có thể làm suy yếu tính bảo mật của hợp đồng.
- Khả năng hiểu và thực thi hợp đồng: Hợp đồng điện tử có thể rất phức tạp và khó hiểu, đặc biệt đối với những người không chuyên trong lĩnh vực pháp lý hoặc công nghệ thông tin. Nếu không đọc kỹ và hiểu đúng, các bên có thể gặp phải rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp: Trong một số trường hợp, các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp có thể khó khăn hơn so với giải quyết tranh chấp về hợp đồng truyền thống, vì các bằng chứng điện tử có thể khó chứng minh hơn so với các bằng chứng truyền thống.
- Sự phụ thuộc vào công nghệ: Hợp đồng theo hình thức điện tử phụ thuộc vào công nghệ để thực hiện và quản lý. Nếu công nghệ này bị hỏng hoặc lỗi thì hợp đồng có thể bị ảnh hưởng đến tính toàn vẹn, bảo mật.
Qua bài viết trên Kế Toán Minh Minh đã trả lời cho câu hỏi hợp đồng điện tử là gì. Với các ưu nhược điểm của hình thức hợp đồng này, các cá nhân/tổ chức có thể quyết định lựa chọn.
Xem thêm: Hóa đơn điện tử là gì?