Last updated on Tháng Mười Một 16th, 2022 at 09:15 sáng
Hiện nay, nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao, nhờ đó ngành dịch vụ phát triển vận tải cũng phát triển chóng mặt. Vì thế, có nhiều cá nhân/tổ chức muốn thành lập công ty kinh doanh vận tải nhưng lại không biết cần giấy phép vận tải công cộng nào, hồ sơ thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây giải đáp tường tận và chi tiết cho quý khách hàng cùng biết.
1. Căn cứ pháp lý để cấp giấy phép vận tải công cộng
Việc cấp giấy phép vận tải công cộng để thành lập công ty sẽ căn cứ theo những quy định của Pháp luật như sau:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008
- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
- Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.
2. Các giấy phép công ty vận tải công cộng cần
2.1. Giấy đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay công ty cổ phần thì cần có danh sách thành viên kèm theo những giấy tờ như:
– Nếu cá nhân tham gia góp vốn: bản sao hợp lệ CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
– Nếu tổ chức tham gia góp vốn: bản sao CMND/CCCD/ hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện quản lý phần vốn góp, bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp.
– Dự thảo Điều lệ công ty
Lưu ý:
Nếu muốn được cấp giấy phép vận tải công cộng thì điều kiện cần có là trong danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, cần điền mã ngành 4932 – vận tải hành khách đường bộ khác.
Cụ thể:
– Kinh doanh vận tải bằng ô tô
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
– Kinh doanh vận chuyển hành khách đi du lịch bằng ô tô
Nếu chưa đăng ký thì cần thực hiện bổ sung, ngành, nghề trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể nói, kinh doanh vận tải công cộng chính là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì thế, sau khi có được giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp vẫn cần xin cấp thêm giấy phép vận tải công cộng. Bởi chỉ khi nào được cấp loại giấy phép do Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cấp này thì doanh nghiệp mới có thể bắt động hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật, nhà nước.
2.2. Giấy phép kinh doanh vận tải công cộng do Sở giao thông cấp
Hồ sơ xin giấy phép vận tải công cộng gồm:
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh
– Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải và người này phải đảm nhận 1 trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; Trường bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải. Đồng thời, yêu cầu phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên. Đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác, cần có trình độ từ cao đẳng trở lên, bên cạnh đó phải có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 3 năm trở lên.
– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (phụ lục 03 – ban hành kèm theo Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT).
– Danh sách xe kèm theo bản sao Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt phải có: Quyết định thành lập. Đồng thời có quy định về nhiệm vụ, chức năng của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải. Riêng xe taxi cần có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.
– Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi) theo quy định Điều 14 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
Sau khi đã hoàn thành đầy đủ những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin cấp giấy phép vận tải công cộng thì quý khách hàng mang đến nộp tại Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở giao thông vận tải sẽ cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ, Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép sẽ thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung, sửa đổi cho đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trên đây là những thông tin về hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép vận tải công cộng. Mong rằng, từ đó quý khách sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ, hữu ích để áp dụng được trong sự nghiệp phát triển kinh doanh. Nếu còn vấn đề gì băn khoăn, thắc mắc về giấy phép, dịch vụ thành lập công ty, hãy liên hệ với Kế toán Minh Minh để được hỗ trợ giải đáp nhiệt tình và nhanh nhất.
Xem thêm: Phòng khám nha khoa cần những giấy phép nào hồ sơ thủ tục ra sao?