Last updated on Tháng Mười Một 16th, 2022 at 09:15 sáng
Bạn đang có ý định mở văn phòng luật sư? Nhưng lại không biết điều kiện mở văn phòng luật là gì? Các bước tiến hành soạn thảo hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép văn phòng luật sư như thế nào? Vậy thì, hãy để bài viết dưới đây hướng dẫn cho bạn cách thành lập văn phòng luật sư nhanh chóng, dễ dàng đúng theo quy định của pháp luật.
1. Thế nào là văn phòng luật sư?
Để thực hiện đúng được thủ tục xin cấp giấy phép văn phòng luật sư thì đầu tiên, các bạn cần nắm rõ định nghĩa về văn phòng luật sư.
Theo những quy định tại Luật Luật sư năm 2006, văn phòng luật sư là một tổ chức hành nghề luật sư. Văn phòng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp. Các dịch vụ cung cấp là thực hiện các dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý. Luật sư của văn phòng đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia các hoạt động tư vấn pháp luật.
2. Các giấy phép văn phòng luật sư cần có
Giấy phép kinh doanh
Muốn mở văn phòng luật sư, trước hết phải thành lập doanh nghiệp. Bởi theo quy định, văn phòng luật sư cần trực thuộc 1 trong các loại hình doanh nghiệp.
Vì vậy, giấy phép văn phòng luật sư cần đầu tiên là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép kinh doanh)
Cùng với đó là một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật như sau:
Về doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp
- Thứ nhất, chủ doanh nghiệp phải là luật sư có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức với tư cách cá nhân hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
- Thứ hai, chủ doanh nghiệp không được phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác.
- Được đứng đầu bởi 1 cá nhân và cá nhân đó phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Tuyệt đối không liên quan hay phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một văn phòng luật sư, đồng nghĩa với việc chỉ được xin cấp một giấy phép văn phòng luật sư cho một văn phòng. Người đứng đầu không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh của bất kỳ công ty hợp danh nào hết.
- Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh, không được quyền góp vốn thành lập hay mua cổ phần, phần vốn góp.
- Có thể được chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH hoặc công ty hợp danh.
Người đứng đầu văn phòng luật sư
- Là trưởng văn phòng – người đại diện theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
- Có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư.
- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một văn phòng luật sư và không được tham gia với tư cách khác. Trường hợp, luật sư ở các đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập 1 công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có đoàn luật sư mà 1 trong các luật sư đó là thành viên.
Tên của văn phòng luật sư
- Do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp thì phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”. Đồng thời, tên riêng đó cũng nên được đề cập rõ nét trong giấy phép văn phòng luật sư.
- Tuyệt đối không dùng những từ ngữ hoặc ký hiệu vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, không nên đặt tên dễ gây nhầm lẫn hoặc trùng với những tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động.
Những điều kiện khác
- Phải có trụ sở làm việc hợp pháp và có giấy tờ chứng minh.
- Có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật để đảm bảo hoạt động của mình.
Giấy phép hành nghề
Mặc dù bản chất của văn phòng luật sư là doanh nghiệp tư nhân, nhưng cũng là lĩnh vực đặc thù nên pháp luật cũng có những quy định riêng về điều kiện và thủ tục xin giấy phép văn phòng luật sư (chịu sự điều chỉnh của Luật Luật sư 2006 và Luật doanh nghiệp 2020 sửa đổi 2012).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động hoặc giấy đăng ký kinh doanh (theo mẫu TP-LS-02 ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BTP).
- Bản sao Chứng chỉ/ Giấy phép hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của chủ doanh nghiệp.
- Giấy tờ liên quan đến trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư.
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là chủ doanh nghiệp
- Dự thảo Điều lệ của văn phòng luật sư
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như bước 1 rồi thì chủ doanh nghiệp có thể mang hồ sơ đến nộp tại Sở Tư Pháp nơi văn phòng luật sư đặt trụ sở.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ cấp giấy phép văn phòng luật sư (giấy đăng ký hoạt động) để văn phòng được hoạt động. Còn nếu không được chấp thuận, không đồng ý cấp giấy phép thì phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp (Trưởng văn phòng luật sư) phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao giấy đăng ký hoạt động cho đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động
- Bản sao giấy đăng ký hoạt động
Văn phòng luật sư phải công bố nội dung đăng ký hoạt động trên báo chuyên ngành luật trong 3 số liên tiếp, hoặc báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động.
Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về thủ tục hồ sơ, giấy phép văn phòng luật sư cần có khi muốn mở một văn phòng luật sư để hoạt động. Mong rằng, từ đó sẽ cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin thú vị và mới mẻ, để giúp ích trong quá trình thực hiện mô hình kinh doanh. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì cần thắc mắc về dịch vụ thành lập công ty hay sổ sách kế toán, hãy liên hệ với Kế toán Minh Minh – đơn vị có hơn 10 năm phát triển uy tín, chất lượng, để được giải đáp, hỗ trợ nhiệt tình nhất.
Xem thêm: Công ty Tư vấn du học cần những giấy phép nào, hồ sơ gồm những gì? Thủ tục thành lập ra sao?