Kinh doanh sản phẩm nước uống đóng chai cần những giấy phép nào? Hồ sơ cần những gì? thủ tục ra sao?

Last updated on Tháng Mười Một 16th, 2022 at 09:03 sáng

Giấy phép kinh doanh nước đóng chai là hồ sơ không thể thiếu đối với những đại lý, địa chỉ kinh nước tinh khiết. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh lĩnh vực này nhưng vẫn chưa biết phải cần những giấy phép gì cũng như thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó. Đồng thời chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục pháp lý cho việc kinh doanh. 

1. Các loại giấy phép kinh doanh nước đóng chai

1.1. Giấy phép kinh doanh 

Giấy phép kinh doanh nước đóng chai 4
Cơ sở phải có giấy phép kinh doanh nước đóng chai trước khi hoạt động

Bất cứ loại hình kinh doanh sản xuất nào để được coi hợp pháp đều phải có giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay thắc mắc với sản phẩm nước uống đóng chai sử dụng hằng ngày thì có cần đến giấy phép hay không. Thực tế kinh doanh nước tinh khiết không chỉ yêu cầu phải có cơ sở vật chất như nhà xưởng, hệ thống máy móc. Bên cạnh đó phải có nhân công làm việc để vận hành dây chuyền. Với những yếu tố này, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh nước đóng chai.

Nếu chủ cơ sở chỉ muốn mở duy nhất một xưởng sản xuất nước tinh khiết tại địa phương. Đồng thời không muốn mở ra các địa điểm hay chi nhánh khách thì đăng ký kinh doanh mô hình hộ gia đình là phù hợp nhất. Với mô hình này, chủ kinh doanh chỉ có thể sử dụng tối đa 10 lao động. Ưu điểm đi kèm là kê khai báo cáo thuế đơn giản và lệ phí môn bài mỗi năm cũng thấp hơn.

Ngược lại nếu cá nhân/tổ chức có ý định mở trước một xưởng sản xuất nước tinh khiết. Sau đó nhân rộng mô hình tại các địa phương khác nhau thì việc đăng ký giấy phép kinh doanh nước đóng chai dưới dạng doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

Tại Việt Nam hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp đang hoạt động bao gồm:

– Công ty TNHH một thành viên

– Công ty TNHH hai thành viên

– Công ty cổ phần

– Công ty hợp danh

– Doanh nghiệp tư nhân

Giấy phép kinh doanh nước đóng chai
Chủ cơ sở có thể lựa chọn mô hình đăng ký là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp trên khác nhau cơ bản ở số lượng thành viên, quy trình quản lý và việc chịu trách nhiệm trước những khoản nợ (vô hạn hay hữu hạn). Do đó, chủ kinh doanh cần có sự tìm hiểu và tham khảo thật kỹ trước khi lựa chọn loại hình phù hợp với quy mô và định hướng sau này. Lợi thế của việc thành lập doanh nghiệp so với hộ kinh doanh là được sử dụng lao động không giới hạn. Đồng thời chủ doanh nghiệp cũng dễ mở rộng mô hình bằng các chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý kinh doanh trên toàn quốc.

Có thể thấy giấy phép kinh doanh nước đóng chai là điều bắt buộc phải có khi kinh doanh nước tinh khiết. Nếu không có hồ sơ này, hoạt động kinh doanh của bạn có thể xem là bất hợp pháp. Đồng thời ảnh hưởng đến các hồ sơ pháp lý, quyền lợi đi kèm sau này. 

1.2. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy phép kinh doanh nước đóng chai 3
Các cơ sở kinh doanh nước đóng chai cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bên cạnh giấy phép kinh doanh nước đóng chai, cơ sở còn phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới đủ điều kiện kinh doanh, sản xuất nước uống. Để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng, pháp luật quy định phải cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm quản lý hoạt động của những ngành nghề này. Trong đó có cả lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nước tinh khiết hay nước uống đóng chai.

Để xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, trước tiên bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ được quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, cụ thể như sau:

– Bản sao giấy phép kinh doanh nước đóng chai hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi rõ ngành nghề kinh doanh

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đăng ký theo mẫu 01 Phụ lục I được ban hành theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

– Văn bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ… chứng minh đảm bảo đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó là các hồ sơ, thông tin liên quan như:

+ Sơ đồ hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất và khu vực xung quanh

+ Sơ đồ giải nghĩa quy trình sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm là nước uống đóng chai

– Giấy chứng nhận tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cửa chủ cơ sở với người tham gia sản xuất trực tiếp.

– Bên cạnh giấy phép kinh doanh nước đóng chai, còn có các hồ sơ, giấy tờ khác như: giấy chứng nhận sức khoẻ, phiếu báo cáo kết quả âm tính mầm bệnh gây ra các bệnh đường ruột đối với cả chủ cơ sở và người tham gia sản xuất.

2. Quy trình xin giấy phép kinh doanh nước đóng chai

Giấy phép kinh doanh nước đóng chai 2
Người tham gia sản xuất cần qua tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như nêu trên, chủ kinh doanh có thể xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất của mình theo những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và đảm bảo đủ điều kiện theo các quy định của pháp luật.

Đây là các điều kiện về nhà xưởng, máy móc, nhân sự, sức khỏe, vệ sinh,… được thể hiện thông qua các giấy tờ chứng nhận, khảo sát, kiểm tra.

Bước 2: Tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh nước đóng chai theo hình thức đã lựa chọn:

– Thành lập hộ kinh doanh sẽ đăng ký tại UBND cấp quận huyện

– Thành lập doanh nghiệp sẽ đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố mà doanh nghiệp đóng trụ sở.

Bước 3: Sau khi có được giấy phép kinh doanh nước đóng chai, hãy chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 4: Nhận kết quả và bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Trên đây là một số chia sẻ hữu ích dành cho cá nhân/tổ chức đang có ý định kinh doanh nước đóng chai. Để hoàn thiện giấy tờ nhanh chóng, quý khách có thể tìm đến các đơn vị uy tín như Kế Toán Minh Minh để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về giấy phép kinh doanh nước đóng chai.

Xem thêm: Kinh doanh nhà hàng khách sạn cần những giấy phép gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Điều kiện gì để kinh doanh.