Last updated on Tháng Một 11th, 2024 at 07:28 sáng
Việt Nam hiện nay là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế trong nhiều lĩnh vực như tài chính-ngân hàng, xây dựng, vận tải, du lịch,… Do đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến việc tìm hiểu về các hình thức FDI.
Điều 21 của Luật Đầu tư 2020 đã chỉ rõ 5 hình thức đầu tư tại Việt Nam bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Mỗi hình thức đầu tư đều đi kèm với những quy định và điều kiện riêng về tiếp cận thị trường, vốn góp và cổ phần. Dưới đây, Công ty TNHH Kế toán Minh Minh sẽ trình bày chi tiết hơn về các hình thức FDI vào Việt Nam.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một trong các hình thức FDI đặc biệt, trong đó nhà đầu tư đưa trực tiếp vốn và tham gia trực tiếp vào quản lý hoạt động kinh doanh. Loại hình này đòi hỏi thực hiện nhiều thủ tục đầu tư phức tạp hơn so với các hình thức khác.
Có tổng cộng 4 hình thức phổ biến để thành lập doanh nghiệp, bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần và Công ty hợp danh.
>> Tham khảo: Quy trình và thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất 2023
Theo Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các quy định tương ứng.
- Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo quy định tại Điều 9 của Luật này. Điều này bao gồm các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác tham gia, năng lực của nhà đầu tư, và các điều kiện khác theo quy định.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Nếu tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một số trường hợp cụ thể, họ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục đầu tư đặc biệt. Trong trường hợp không thuộc các trường hợp đó, chỉ cần thực hiện theo quy định đầu tư cho nhà đầu tư trong nước. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập có thể thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
>> Tham khảo: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói tại Đồng Nai
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Góp vốn, mua cổ phần, và mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được xem là các hình thức FDI gián tiếp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng. Điều này thường thực hiện thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác mà tổ chức kinh tế cung cấp. Trong quá trình này, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Để thực hiện loại đầu tư này, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp theo Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, và mua phần vốn góp từ tổ chức kinh tế.
- Nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện góp vốn, mua cổ phần, và mua phần vốn góp phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường như quy định tại Điều 9 của Luật này.
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này.
c) Tuân thủ quy định về đất đai và điều kiện sử dụng đất tại các vùng đặc biệt như đảo, xã biên giới và khu vực ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Nhà đầu tư có thể chọn hình thức góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp theo các cách sau:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác ngoài các trường hợp quy định.
Hình thức mua cổ phần và phần vốn góp:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
- Mua phần vốn góp của thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty đó.
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn.
Về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
- Đối với thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp, nhà đầu tư cần tuân thủ các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, và mua phần vốn góp trước khi thực hiện thay đổi thành viên, cổ đông trong các trường hợp nhất định, như tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hoặc ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
- Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự và thủ tục liên quan đến góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều này.
3. Thực hiện dự án đầu tư
Dự án đầu tư là việc kêu gọi vốn trung hạn hoặc dài hạn để thực hiện các hoạt động kinh doanh tại một địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định. Quá trình triển khai Dự án đầu tư, tùy thuộc vào đặc điểm, quy mô và điều kiện cụ thể của từng dự án, sẽ được thực hiện qua các bước sau:
- Đưa ra Quyết định Chủ trương Đầu tư và cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư theo quy định.
- Thành lập Tổ chức kinh tế theo quy định, đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hình thức thành lập Tổ chức kinh tế.
- Tiến hành các thủ tục liên quan đến đất đai như giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu cần).
- Thực hiện thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu áp dụng).
- Trong trường hợp nhà đầu tư trúng giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có liên quan đến đất đai, thực hiện Dự án đầu tư theo quy định tại văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá hoặc lựa chọn nhà đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan, mà không phải thực hiện lại quyết định Chủ trương Đầu tư.
4. Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn được gọi là hợp đồng BCC là một thỏa thuận giữa các nhà đầu tư để hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh, phân chia lợi nhuận và quản lý sản phẩm theo quy định của pháp luật, mà không cần thiết phải thành lập tổ chức kinh tế.
Đây là một phương thức đầu tư linh hoạt và hiệu quả về chi phí, nên ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong quá trình triển khai và phát triển hợp tác kinh doanh. Các bên tham gia hợp đồng BCC đều có quyền đàm phán về nội dung theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp mình, với điều kiện rằng mọi thỏa thuận đều tuân theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Điều 28 trong Luật Đầu tư 2020, nội dung chính của hợp đồng BCC bao gồm:
a) Thông tin về tên, địa chỉ, và người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; cũng như địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và cách phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa họ;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Quyền sửa đổi, chuyển nhượng, hoặc chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng và cách giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản hình thành từ hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Các điều khoản khác có thể được thêm vào theo thoả thuận của các bên, miễn là chúng không vi phạm quy định của pháp luật.
Các hình thức đầu tư và loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ
Các hình thức đầu tư và loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ đã được mở rộng và cập nhật theo Luật Đầu tư năm 2020. Điều này thể hiện sự tích cực, linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận các hình thức đầu tư và tổ chức kinh tế mới trong tương lai, đồng thời phản ánh sự đa dạng và không bị giới hạn trong các loại hình đầu tư như trước đây, nhất là trước bối cảnh nền kinh tế liên tục phát triển.
Tại Công ty TNHH Kế toán Minh Minh, đội ngũ luật sư luôn cam kết cung cấp sự tư vấn chuyên nghiệp và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến các hình thức FDI nói chung, cũng như quá trình thành lập doanh nghiệp FDI nói riêng, để đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách hàng chi tiết về các bước cần thiết để thành lập doanh nghiệp FDI, bao gồm:
- Hướng dẫn việc chuẩn bị tài liệu và thông tin cần thiết để hoàn thiện hồ sơ đăng ký.
- Giải đáp và tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng.
- Cung cấp thông tin về lợi ích, ưu đãi thuế và quy định pháp lý, nhằm tối ưu hóa các lợi ích cho doanh nghiệp.
- Hướng dẫn việc chuẩn bị hồ sơ tài chính liên quan.
- Hướng dẫn quy trình mở tài khoản vốn và chuyển vốn đầu tư theo quy định pháp luật.
- Hướng dẫn thủ tục thuế ban đầu và các báo cáo thuế theo quy định.
Quý khách có thể liên hệ với Công ty TNHH Kế toán Minh Minh qua số Hotline 0973.53.59.56 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn một cách toàn diện để quý khách hàng có được thông tin chính xác và hiệu quả về các hình thức FDI phù hợp nhất cho Việt Nam.